29. Ch 3 – VII – Thí dụ về đức vua trời Đế Thích Sakka – The simile of the Lord Sakka – Song ngữ.

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Đất.

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

  1. ‘Venerable Nâgasena, the three qualities of Sakka (the king of the gods) which you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của vị Sakka [11] nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

‘Just, O king, as Sakka enjoys perfect bliss; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, rejoice in the perfect bliss of retirement. This, O king, is the first quality of Sakka he ought to have.

“Tâu đại vương, giống như vị Sakka đạt được sự an lạc toàn diện. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thích thú với sự an lạc toàn diện của cuộc sống tách biệt. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của vị Sakka nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as when Sakka when he sees his gods around him keeps them in his favour, fills them with joy; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, keep his mind detached, alert, and tranquil, should make joy spring up within him, should rouse himself, exert himself, be full of zeal. [391] This, O king is the second quality of Sakka he ought to have.

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vị Sakka sau khi nhìn thấy chư Thiên thì tiếp đón và tạo ra niềm vui (cho họ). Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tiếp đón cái tâm ý không trì trệ, không thụ động, được an tịnh ở các thiện pháp, nên tạo ra niềm vui, nên khơi dậy, nên gắng sức, nên nỗ lực. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của vị Sakka nên được hành trì.

 

  1. 323

 

  1. ‘And again, O king, as Sakka feels no discontent; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, never allow himself to become discontented with solitude. This, O king, is the third quality of Sakka he ought to have. For it was said, O king, by Subhûti, the Elder:

“Since I, great hero, have renounced the world,

According to the doctrine that you teach,

I will not grant that any thought of lust

Or craving care has risen in my breast 1.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, sự bất mãn không sanh khởi ở vị Sakka. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập, ở căn nhà trống vắng, không nên làm sanh khởi sự bất mãn. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của vị Sakka nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Subhūti nói đến:

‘Bạch đấng Đại Hùng, kể từ khi con đã được xuất gia trong Giáo Pháp của Ngài, con biết chắc chắn là không có ý nghĩ nào có liên hệ đến dục lạc đã được sanh khởi.’”

 

  1. THE SOVRAN OVERLORD.

Câu hỏi về tính chất của vị Chuyển Luân.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, the four qualities of the sovran overlord which you say he ought to take, which are they?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Bốn tính chất của vị Chuyển Luân nên được hành trì,’ bốn tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”

 

‘Just, O king, as the sovran overlord gains the favour of the people by the four elements of popularity (liberality, affability, justice, and impartiality); just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, find favour with, please, and gladden the hearts of the brethren and rulers of the Order and the laity of either sex. This, O king, is the quality of the sovran overlord he ought to have.

“Tâu đại vương, giống như vị Chuyển Luân thu phục người bằng bốn việc thu phục. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thu phục, nên hỗ trợ, nên làm hài lòng tâm của bốn tập thể.[12] Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của vị Chuyển Luân nên được hành trì.

 

  1. ‘And again, O king, as the sovran overlord allows no robber bands to form in his realm; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, never allow lustful or angry or cruel ideas to arise within him. This, O king, is the second quality of the sovran overlord he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods:

 

  1. 324

 

“The man who takes delight in the suppression

Of evil thoughts, and alway self-possessed,

Reflects on the impurity of things

The world thinks beautiful, he will remove–

Nay, cleave in twain, the bonds of the Evil One 1.”

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, bọn trộm cướp không nổi dậy ở trong lãnh địa của vị Chuyển Luân. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên để cho các ý nghĩ suy tầm về ái dục, oán hận, và hãm hại sanh khởi. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của vị Chuyển Luân nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:

‘Và người nào thích thú trong sự yên tịnh của tư duy, tu tập về đề mục tử thi, luôn luôn có niệm, quả vậy người ấy sẽ thủ tiêu, người ấy sẽ cắt đứt sự trói buộc của Ma Vương.’

 

  1. ‘And again, O king, as the sovran overlord travels through 2 the whole world even to its ocean boundary, examining into the evil and the good; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, examine himself day by day as to his acts and words and thoughts, saying to himself: “How may I pass the day blameless in these three directions?” This, O king, [392] is the third quality of the sovran overlord he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the most excellent Ekuttara Nikâya:

 

“With constant care should the recluse

Himself examine day by day–

‘As days and nights pass quickly by

How have they found me? and how left 3?'”

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vị Chuyển Luân ngày ngày di chuyển dọc theo đại địa cầu được bao bọc bởi biển cả, trong khi xem xét các việc thiện ác. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập ngày ngày nên quán xét hành động của thân, hành động của khẩu, và hành động của ý rằng: ‘Có phải ngày trôi qua mà ta sẽ không có lỗi lầm do ba chỗ (thân, khẩu, ý)?’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của vị Chuyển Luân nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tăng Chi Bộ quý giá:

‘Bậc xuất gia nên thường xuyên quán xét rằng: Ta đã như thế nào khi ngày và đêm trôi qua?’

 

  1. 325

 

  1. ‘And again, O king, as the sovran overlord is completely provided with protection, both within and without; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, keep self-possession as his door-keeper for a protection against all evil, subjective and objective. This, O king, is the fourth quality of the sovran overlord he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods:

“With self-possession as his door-keeper, O brethren, the disciple of the noble ones puts away evil and devotes himself to goodness, puts away what is matter of offence and devotes himself to blamelessness, preserves himself in purity of life 1.”‘

Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, vị Chuyển Luân có sự bảo vệ bên trong và bên ngoài khéo được bố trí. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thiết lập người gác cổng là niệm nhằm sự bảo vệ đối với các phiền não bên trong và bên ngoài. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của vị Chuyển Luân nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến:

‘Này các tỳ khưu, có người gác cổng là niệm, vị Thánh đệ tử dứt bỏ bất thiện, phát triển thiện, dứt bỏ điều lầm lỗi, phát triển điều không lầm lỗi, gìn giữ bản thân trong sạch.’”

 

 

[1] Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, TTPV 31, trang 229, câu kệ 985.

[2] Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, TTPV 31, trang 143, câu kệ 501.

[3] Theragāthāpāḷi – Trưởng Lão Kệ, TTPV 31, trang 161, câu kệ 577.

[4] Vidhurapaṇḍitajātakaṃ – Bổn Sanh 545.

[5] Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, câu 327.

[6] Mahāsutasomajātakaṃ – Bổn Sanh 537.

[7] Kaṇhajātakaṃ – Bổn Sanh 440.

[8] Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, câu 81.

[9] Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, câu 404.

[10] Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, câu 28.

[11] Sakka là tên của vị Thiên Chủ, vị Chúa của chư Thiên, vị cai quản cõi Trời Tāvatiṃsa (ND).

[12] Bốn tập thể: là tập thể tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ (ND).

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/index.htm
  4. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx