26. Ch 3 – VII – Thí vụ về tính chất của hư không – The simile of the Space – Song ngữ.
The Debate of King Milinda
King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Đất.
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).
Compile: Lotus group.
- ‘Venerable Nâgasena, those five qualities of space which you say he ought to have, which are they?’
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của hư không nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
‘Just, O king, as space is everywhere impossible to grasp; just so, O king, should it be impossible for the strenuous Bhikshu, earnest in effort, to be anywhere taken hold of by evil dispositions. This, O king, is the first quality of space he ought to have.
“Tâu đại vương, giống như hư không là hoàn toàn không thể nắm được. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là hoàn toàn không bị nắm được bởi các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của hư không nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as space is the familiar resort of Rishis, and ascetics, and gods 1, and flocks of birds; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, make his mind wander easily over all things with the knowledge that each individual (Samkhâra) is impermanent, born to sorrow, and without any abiding principle (any soul). This, O king, is the second quality of space he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không được các vị ẩn sĩ, đạo sĩ khổ hạnh, chúng sanh, và các bầy chim thường lui tới. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên để tâm thường lui tới ở các pháp tạo tác (nhận biết rằng): ‘Là vô thường, khổ não, vô ngã.’ Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của hư không nên được hành trì.
- 317
- ‘And again, O king, as space inspires terror; just so, O king [388], should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, train his mind to be in terror of rebirths in any kind of existence. To seek no happiness therein. This, O king, is the third quality of space he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không sẽ gây ra sự run sợ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm cho tâm bị kinh động về sự tiếp nối tái sanh ở tất cả các cõi, không nên tạo ra sự khoái lạc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của hư không nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as space is infinite, boundless, immeasurable; just so, O king, should the righteousness of the strenuous Bhikshu, earnest in effort, know no limit, and his knowledge be beyond measure. This, O king, is the fourth quality of space he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không là vô biên, vô lượng, không thể ước lượng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên có giới hạnh vô biên, có trí tuệ vô lượng. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của hư không nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as space does not hang on to anything, does not cling to anything, does not rest on anything, is not stopped by anything; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, neither in any way depend on, nor cling to, nor rest on, nor be hindered by either the families that minister to him, or the pupils who resort to him, or the support he receives, or the dwelling he occupies, or any obstacles to the religious life, or any requisites that he may want, or any kind of evil inclination. This, O king, is the fifth quality of space he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in his exhortation to Râhula, his son:
“Just, Râhula, as space rests nowhere on anything, so shouldst thou practise thyself in that meditation which is like space. Thereby shall neither pleasant nor unpleasant sensations, as they severally arise, bear sway over thy heart 1.”‘
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, hư không là không dính mắc, không bị bám víu, không bị dựa dẫm, không bị vướng bận. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên là không dính mắc trong mọi trường hợp: về gia đình, đồ chúng, lợi lộc, chỗ ngụ, sự vướng bận, và tất cả các phiền não, nên là không bị bám víu, không bị dựa dẫm, không bị vướng bận. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của hư không nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến trong khi giáo giới cho Rāhula, người con trai của mình:
‘Này Rāhula, cũng giống như hư không không trụ lại ở bất cứ chỗ nào. Này Rahula, tương tợ y như thế con hãy phát triển sự tu tập tương tợ hư không. Này Rahula, bởi vì đối với người đang phát triển sự tu tập tương tợ hư không, các xúc làm hài lòng, làm thích ý đã được sanh đi sanh lại sẽ không chiếm cứ tâm và tồn tại.’”
- 318
Source
Tài liệu tham khảo: