24. Ch 3 – VII – Thí vụ về tính chất của Gió – The simile of the qualities of Wind – Song ngữ.
The Debate of King Milinda
King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Đất.
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).
Compile: Lotus group.
- ‘Venerable Nâgasena, those five qualities of wind which you say he ought to take, which are they?’
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Năm tính chất của gió nên được hành trì,’ năm tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
‘Just, O king, as wind pervades the spaces in the woods and groves in flowering time; so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, rejoice in the groves of meditation that are all in blossom with the sweet flowers of emancipation. This, O king, is the first quality of wind he ought to have.
“Tâu đại vương, giống như gió thổi vào bên trong cụm rừng đã khéo được trổ hoa. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thích thú ở bên trong khu rừng các đối tượng (của đề mục thiền) đã được trổ bông hoa cao quý của sự giải thoát. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của gió nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as wind sets all the trees that grow upon the earth in agitation, bends them
- 313
down; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, retiring into the midst of the woods, there examining into the true nature of all existing things (all phenomena, Samkhâras), beat down all evil dispositions. This, O king, is the second quality of wind he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió làm lay động các lùm cây cối mọc ở trái đất. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập đã đi vào bên trong khu rừng và trong khi đang suy xét về các pháp tạo tác thì nên làm lay động các phiền não. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của gió nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as the wind wanders through the sky; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, accustom his mind to wander among transcendental things. This is the third quality of wind he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió đi lại ở không trung. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên khiến cho tâm ý hoạt động ở các pháp vượt trên thế gian. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của gió nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as wind carries perfume along; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, carry along with him alway the fragrant perfume of his own righteousness of life. This, O king, is the fourth quality of wind he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió thưởng thức mùi hương. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên thưởng thức hương thơm về giới của bản thân. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ tư của gió nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as wind has no house, no home to dwell in; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, remain alway without a house, without a home to dwell in, not addicted to society, set free in mind. This, O king, is the fifth quality of wind he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the Sutta Nipâta:
“In friendship of the world anxiety is born,
In household life distraction’s dust lies thick;
The state set free from home and friendship’s ties–
That, and that only, is the recluse’s aim 1.”‘
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, gió là không chỗ ngụ, không nhà ở. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên được giải thoát ở mọi nơi, không chỗ ngụ, không nhà ở, không thân thiết. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ năm của gió nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Kinh Tập:
‘Sợ hãi sanh ra từ sự thân thiết, bụi bặm sanh ra từ nhà ở, không nhà ở không thân thiết, quả thật điều ấy là quan điểm của bậc hiền trí.’”
- 314
Source
Tài liệu tham khảo:
- http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
- http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
- http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx