19. Ch 2 – VII – Thí vụ về người Thủy Thủ – The simile of the Sailor – Song ngữ

The Debate of King Milinda

King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha) – Phẩm Biển cả.

English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.

Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).

Compile: Lotus group.

 

  1. ‘Venerable Nâgasena, that one quality of the sailor which you say he ought to take, which is it?’

“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Một tính chất của người làm công nên được hành trì,’ một tính chất nên được hành trì ấy là điều nào?”

‘Just as the sailor on board ship, O king, thinks thus: “I am a hireling, and am working for my wage on board this ship. By means of this ship is it that I get food and clothing. I must not be lazy, but zealously navigate the ship.

“Tâu đại vương, giống như người làm công suy nghĩ như vầy: ‘Là người làm thuê, ta làm công việc ở chiếc thuyền này, nhờ vào chiếc thuyền này mà ta đạt được thức ăn và tiền công, ta không nên tạo ra sự xao lãng, chiếc thuyền này sẽ được chuyển vận nhờ vào ta có sự không xao lãng.’ 

“Just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, think thus: “Gaining a thorough knowledge of this body of mine, put together of the four elements, continuously and unceasingly will I be self-possessed in mindfulness and thoughtfulness, and tranquil and peaceful will exert myself to be set free from births, old age, disease, and death, grief, lamentation, sorrow, suffering, and despair.” This, O king, is the one quality of the sailor he ought to have. For it was said, O king, by Sâriputta, the Elder, the Commander of the Faith:

“Understand what the body is, realise that again and again,

Seeing the nature of the body, put an end to grief.”‘

Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên suy nghĩ như vầy: ‘Trong khi quán sát về thân tứ đại này, ta thường xuyên, liên tục không xao lãng, có niệm được thiết lập, có niệm, có sự nhận biết rõ, được định tĩnh, có tâm chuyên nhất, ta nên thực hiện sự không xao lãng (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ được hoàn toàn tự do đối với các sự sanh-già-bệnh-chết-sầu-bi-khổ-ưu-não.’ Tâu đại vương, điều này là một tính chất của người làm công nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, nói đến:

‘Ngươi hãy quán sát về thân này, hãy biết toàn diện (về nó) lần này lần khác. Sau khi nhìn thấy bản thể thật ở thân, ngươi sẽ thực hiện việc chấm dứt khổ đau.’”

Source

Tài liệu tham khảo:

  1. http://budsas.net/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
  2. http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_11.htm
  3. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
  4. http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3615.htm
  5. http://globalbuddhismcommunity.com/vi-vn/Dictionary/AVThienPhuc/dtsr.aspx