15. Ch 2 – VII – Thí vụ về chiếc Thuyền – The simile of the Ship – Song ngữ.
The Debate of King Milinda
King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha)
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).
Compile: Lotus group.
- ‘Venerable Nâgasena, those three qualities of the ship that you say he ought to take, which are they?’
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Ba tính chất của chiếc thuyền nên được hành trì,’ ba tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
‘Just, O king, as a ship, by the combination of the quantity of the different kinds of timber of which it is composed, conveys many folk across; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, cross the whole world of existence, whether in heaven, or on earth, by the combination of a number of qualities arising out of good conduct, righteousness, virtue, and the performance of duty.
This, O king, is the first of the qualities of a ship he ought to have.
“Tâu đại vương, giống như chiếc thuyền giúp cho nhiều người vượt qua nhờ vào sự tập hợp đã được kết nối lại bằng nhiều loại cây gỗ. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập sẽ vượt qua thế gian luôn cả chư Thiên nhờ vào sự tập hợp đã được kết nối lại bằng nhiều hình thức Giáo Pháp như là cách cư xử, giới, đức hạnh, phận sự, và công việc. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của chiếc thuyền nên được hành trì.
- ‘And again, O king, just as a ship can bear the onslaught of various thundering waves and of far-reaching whirlpools; so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, be able to bear the onslaught of the waves of various evil inclinations, and the onslaught of the waves of varied evils–veneration and contempt, support and honour, praise and exaltation, offerings and homage, blame and commendation in families not his own. This, O king, is the second of the qualities of the ship he ought to have.
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, chiếc thuyền chịu đựng lực đẩy gào thét của nhiều loại sóng, lực đẩy của dòng nước xoáy được lan rộng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên chịu đựng lực đẩy của nhiều loại sóng phiền não, lợi lộc, tôn vinh, danh vọng, danh tiếng, cúng dường, đảnh lễ, sự chê khen ở các gia tộc khác, và lực đẩy của nhiều loại sóng: sướng, khổ, kính nể, khinh khi, và sự sân hận. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của chiếc thuyền nên được hành trì.
- ‘And again, O king, as the ship journeys over the great ocean, immeasurable and infinite though it be, without a further shore, unshaken in its depths, roaring with a mighty noise, and filled with crowds of fish and monsters and dragons of all sorts; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, make his mind journey through to penetration into the four Truths in their triple order, in their twelvefold form. This, O king, is the third of the qualities of the ship he ought to have. For it was said, O king, by the Blessed One, the god over all gods, in the most excellent Samyutta Nikâya, in the Samyutta on the Truths:
“Whenever you are thinking, O Bhikkhus, you should think: ‘Such is sorrow,’–you should think ‘Such is the origin of sorrow,’–you should think: ‘Such is the end of sorrow,’–you should think: ‘Such is the path that leads to the end of sorrow.'”‘
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, chiếc thuyền di chuyển ở biển cả to lớn, khổng lồ, vô lượng, vô biên, không bờ bên kia, không bị xáo trộn, sâu thẳm, có tiếng ồn lớn lao vĩ đại, có sự chen chúc của các bầy cá là cá ông, cá voi, cá đao. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên làm cho tâm ý di chuyển ở sự lãnh hội và thấu triệt bốn Chân Lý về ba luân, mười hai thể. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ ba của chiếc thuyền nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn, vị Trời vượt trội các vị Trời, nói đến ở Tương Ưng Bộ quý báu, Tương Ưng Sự Thật:
‘Này các tỳ khưu, trong lúc suy tư, các người nên suy tư về: ‘Đây là khổ,’ nên suy tư về: ‘Đây là Nguyên Nhân của Khổ,’ nên suy tư về: ‘Đây là sự Diệt Khổ,’ nên suy tư về: ‘Đây là sự Thực Hành theo Con Đường đưa đến sự Diệt Khổ.’”
Source
Tài liệu tham khảo: