132. Chương 132. Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả – MN 132. Ananda and One Fortunate – Song ngữ

Majjhima Nikaya – Middle-length Discourses of the Buddha

Trung Bộ Kinh

Anh ngữ: Bhikkhu Ñāṇamoli      

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu

Compile: Lotus group

Part III – Majjhima Nikaya – Middle Length Discourses – Trung Bộ Kinh

Chương 132. Kinh A-nan Nhất dạ hiền giả – MN 132. Ananda and One Fortunate – Attachment.

 

  1. Thus have I heard.

Như vầy tôi nghe.

 

On one occasion the Blessed One was living at Savatthi in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).

 

  1. Now on that occasion the venerable Ananda was instructing, urging, rousing, and encouraging [190] the bhikkhus with talk on the Dhamma in the assembly hall. He was reciting the summary and exposition of “One Who Has One Fortunate Attachment.”

Then, in the evening, the Blessed One rose from meditation and went to the assembly hall. He sat down on a seat made ready and asked the bhikkhus:

–“Bhikkhus, who has been instructing, urging, rousing, and encouraging the bhikkhus with talk on the Dhamma in the assembly hall? Who has been reciting the summary and exposition of ‘One Who has One Fortunate Attachment’?”

–“It was the venerable Ananda, venerable sir.”

Then the Blessed One asked the venerable Ananda:

–“Ananda, how were you instructing, urging, rousing, and encouraging the bhikkhus with talk on the Dhamma, and reciting the summary and exposition of ‘One Who Has One Fortunate Attachment’?”

Lúc bấy giờ Tôn giả Ananda (A-nan) tại hội trường thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

— Này các Tỷ-kheo, ai tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ai đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết?

— Bạch Thế Tôn, Tôn giả Ananda tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho thích thú, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. (Tôn giả) đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

Rồi Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

— Nhưng như thế nào, này Ananda, Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp? Ông có phải đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết?

 

3-10. “I was doing so thus, venerable sir: [191]

‘Let not a person revive the past …

(Repeat the whole of the last sutta, §§3-10 up to:)

Who has one fortunate attachment.’

— Đúng vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết:

    Quá khứ không truy tìm

    Tương lai không ước vọng.

    Quá khứ đã đoạn tận,

    Tương lai lại chưa đến,

    Chỉ có pháp hiện tại

    Tuệ quán chính ở đây.

    Không động, không rung chuyển

    Biết vậy, nên tu tập,

    Hôm nay nhiệt tâm làm,

    Ai biết chết ngày mai?

    Không ai điều đình được,

    Với đại quân thần chết,

    Trú như vậy nhiệt tâm,

    Đêm ngày không mệt mỏi,

    Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

    Bậc an tịnh, trầm lặng.

Và này các Hiền giả, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy, “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là truy tìm quá khứ.

 

Và này các Hiền giả, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi… Như vậy là hành của tôi… Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là không truy tìm quá khứ.

 

Và này các Hiền giả, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi… là hành của tôi… Như vậy là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là ước vọng trong tương lai.

 

Và này các Hiền giả, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng… sẽ là hành… sẽ là thức của tôi trong tương lai, “và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền giả, là ước vọng trong tương lai.

 

Và này các Hiền giả, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Hiền giả, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

 

Và này các Hiền giả, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Hiền giả, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ… không quán tưởng… không quán hành… không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Hiền giả, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

 

    Quá khứ không truy tìm

    Tương lai không ước vọng.

    Quá khứ đã đoạn tận,

    Tương lai lại chưa đến,

    Chỉ có pháp hiện tại

    Tuệ quán chính ở đây.

    Không động, không rung chuyển

    Biết vậy, nên tu tập,

    Hôm nay nhiệt tâm làm,

    Ai biết chết ngày mai?

    Không ai điều đình được,

    Với đại quân thần chết,

    Trú như vậy nhiệt tâm,

    Đêm ngày không mệt mỏi,

    Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

    Bậc an tịnh, trầm lặng.

 

  1. “I was instructing, urging, rousing, and encouraging the bhikkhus with talk on the Dhamma thus, and reciting the summary and exposition of ‘One Who Has One Fortunate Attachment’ thus.”

“Good, good, Ananda! It is good that you were instructing, urging, rousing, and encouraging the bhikkhus with talk on the

Dhamma thus, and reciting the summary and exposition of ‘One Who Has One Fortunate Attachment’ thus:

Như vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

— Lành thay, lành thay, này Ananda! Lành thay, này Ananda! Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ông đã giảng Nhứt Dạ Hiền Giả, tổng thuyết và biệt thuyết.

 

12-19. “Let not a person revive the past …

(Repeat the whole of the last sutta, §§3-10 up to:)

Who has one fortunate attachment.”

    Quá khứ không truy tìm

    Tương lai không ước vọng.

    Quá khứ đã đoạn tận,

    Tương lai lại chưa đến,

    Chỉ có pháp hiện tại

    Tuệ quán chính ở đây.

    Không động, không rung chuyển

    Biết vậy, nên tu tập,

    Hôm nay nhiệt tâm làm,

    Ai biết chết ngày mai?

    Không ai điều đình được,

    Với đại quân thần chết,

    Trú như vậy nhiệt tâm,

    Đêm ngày không mệt mỏi,

    Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

    Bậc an tịnh, trầm lặng.

 

— Và thế nào, này Ananda, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy, “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ananda, là truy tìm quá khứ.

 

Và này Ananda, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Như vậy là tưởng của tôi… Như vậy là hành của tôi… Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ananda, là không truy tìm quá khứ.

 

Và này Ananda, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi… là hành của tôi… Như vậy là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ananda, là ước vọng trong tương lai.

 

Và này Ananda, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm hân hoan trong ấy; “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng… sẽ là hành… sẽ là thức của tôi trong tương lai, “và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ananda, là ước vọng trong tương lai.

 

Và này Ananda, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Ananda, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này Ananda, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

 

Và này Ananda, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Ananda, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ… không quán tưởng… không quán hành… không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này Ananda, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

 

    Quá khứ không truy tìm

    Tương lai không ước vọng.

    Quá khứ đã đoạn tận,

    Tương lai lại chưa đến,

    Chỉ có pháp hiện tại

    Tuệ quán chính ở đây.

    Không động, không rung chuyển

    Biết vậy, nên tu tập,

    Hôm nay nhiệt tâm làm,

    Ai biết chết ngày mai?

    Không ai điều đình được,

    Với đại quân thần chết,

    Trú như vậy nhiệt tâm,

    Đêm ngày không mệt mỏi,

    Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,

    Bậc an tịnh, trầm lặng.

 

That is what the Blessed One said. The venerable Ananda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thuvienhoasen.org/p15a1036/132-kinh-a-nan-nhat-da-hien-gia-anandabhaddekaratta-sutta
  2. http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/
  3. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Middle_Length_Discourses(Majjhima_Nikaya), Nanamoli, Bodhi, 1995.pdf
  4. https://theravada.vn/132-kinh-a-nan-nhat-da-hien-gia-anandabhaddekaratta-sutta/