12a. Tập II – Chương I – Tương Ưng Nhân Duyên – Nidā̄nasaṃyutta Connected Discourses on Causation – Song ngữ

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group.

Tập II – Chương I – Tương Ưng Nhân Duyên (a)

 

  1. The Buddha – Phẩm Phật Ðà (10 lessons)
  2. Nutriment – Phẩm Ðồ Ăn (10 lessons).
  3. The Ten Powers – Phẩm Mười Lực (10 lessons).

 

1 (1) Dependent Origination – Thuyết Pháp về lý Duyên khởi.

 

1-2) Thus have I heard.

On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove,

Anāthapiṇḍika’s Park.

There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!” “Venerable sir!” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

–“Bhikkhus, I will teach you dependent origination. Listen to that and attend closely, I will speak.”

–“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied.

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Thắng Lâm), trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói:

— Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

 

3) The Blessed One said this:

–“And what, bhikkhus, is dependent origination? With ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness; with consciousness as condition, name and-form; with name-and-form as condition, the six sense bases; with the six sense bases as condition, contact; with contact as condition, feeling; with feeling as condition, craving; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering. This, bhikkhus, is called dependent origination.

Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tập khởi.

 

4-5) “But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness; with the cessation of consciousness, cessation of name-and-form; with the cessation of name and-form, cessation of the six sense bases; with the cessation of the six sense bases, cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.

4) Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Dọ thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là đoạn diệt.

5) Thế Tôn nói như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

 

2 (2) Analysis of Dependent Origination – Phân Biệt

 

1-2) At Sāvatthı̄.

–“Bhikkhus, I will teach you dependent origination and I will analyse it for you. Listen to that and attend closely, I will speak.”

–“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied.

Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

 

3) The Blessed One said this:

–“And what, bhikkhus, is dependent origination? With ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations, consciousness … (as in preceding sutta) … Such is the origin of this whole mass of suffering.

Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

 

4) “And what, bhikkhus, is aging-and-death? The aging of the various beings in the various orders of beings, their growing old, brokenness of teeth, greyness of hair, wrinkling of skin, decline of vitality, degeneration of the faculties: this is called aging. The passing away of the various beings from the various orders of beings, their perishing, breakup, disappearance, mortality, death, completion of time, the breakup of the aggregates, the laying down of the carcass: this is called death. Thus this aging and this death are together called aging-and-death.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

 

5) And what, bhikkhus, is birth? The birth of the various beings into the various orders of beings, their being born, descent [into the womb], production, the manifestation of the aggregates, the obtaining of the sense bases. This is called birth.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

 

6) “And what, bhikkhus, is existence? There are these three kinds of existence: sense-sphere existence, formsphere existence, formless-sphere existence. This is called existence.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

 

7) “And what, bhikkhus, is clinging? There are these four kinds of clinging: clinging to sensual pleasures, clinging to views, clinging to rules and vows, clinging to a doctrine of self. This is called clinging.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.

 

8) “And what, bhikkhus, is craving? There are these six classes of craving: craving for forms, craving for sounds, craving for odours, craving for tastes, craving for tactile objects, craving for mental phenomena. This is called craving.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

 

9) “And what, bhikkhus, is feeling? There are these six classes of feeling: feeling born of eye-contact, feeling born of ear-contact, feeling born of nose-contact, feeling born of tongue-contact, feeling born of body-contact, feeling born of mind-contact. This is called feeling.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

 

10) “And what, bhikkhus, is contact? There are these six classes of contact: eye-contact, ear-contact, nosecontact, tongue-contact, body-contact, mind-contact. This is called contact.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

 

11) “And what, bhikkhus, are the six sense bases? The eye base, the ear base, the nose base, the tongue base, the body base, the mind base. These are called the six sense bases.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

 

12) “And what, bhikkhus, is name-and-form? Feeling, perception, volition, contact, attention: this is called name. The four great elements and the form derived from the four great elements: this is called form. Thus this name and this form are together called name-and-form.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

 

13) “And what, bhikkhus, is consciousness? There are these six classes of consciousness: eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongueconsciousness, body-consciousness, mindconsciousness. This is called consciousness.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

 

14) “And what, bhikkhus, are the volitional formations? There are these three kinds of volitional formations: the bodily volitional formation, the verbal volitional formation, the mental volitional formation. These are called the volitional formations.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

 

15) “And what, bhikkhus, is ignorance? Not knowing suffering, not knowing the origin of suffering, not knowing the cessation of suffering, not knowing the way leading to the cessation of suffering. This is called ignorance.8

Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

 

16) “Thus, bhikkhus, with ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

 

3 (3) The Two Ways – Con Ðường…

 

1-2) At Sāvatthı̄…(như trên)

–“Bhikkhus, I will teach you the wrong way and the right way. Listen to that and attend closely, I will speak.”

–“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

Trú ở Sàvatthi… (như trên).

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về tà đạo và chánh đạo. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

 

3)–“And what, bhikkhus, is the wrong way? With ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering. This, bhikkhus, is called the wrong way.

4) “And what, bhikkhus, is the right way? With the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering. This, bhikkhus, is called the right way.”

3) — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà đạo? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức… (như trên)… như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tà đạo.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh đạo? Do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh đạo.

 

4 (4) Vipassı̄ – Tỳ-bà-thi

 

  • At Sàvatthi.

2) –“Bhikkhus, before his enlightenment, while he was still a bodhisatta, not yet fully enlightened, it occurred to Vipassı̄, the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One: ‘Alas, this world has fallen into trouble, in that it is born, ages, and dies, it passes away and is reborn, yet it does not understand the escape from this suffering [headed by] aging-and-death. When now will an escape be discerned from this suffering [headed by] aging-and-death?’

 

3) … 27 …

 

28) “‘Cessation, cessation’—thus, bhikkhus, in regard to things unheard before there arose in the Bodhisatta Vipassı̄ vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.”

1) Trú ở Sàvatthi.

 

2) — Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, trước khi Ngài giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, đã khởi lên tư tưởng sau đây: “Thật sự thế giới này đang lâm nguy, bị sanh, bị già, bị chết, đoạn diệt và tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly, thoát khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào biết đến xuất ly, thoát khỏi già và chết”.

 

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già, chết sanh khởi?”. Sau khi như lý tư duy, này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sanh có mặt, già, chết có mặt. Do duyên sanh, già, chết sanh khởi”.

 

4) Rồi Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, sanh có mặt? Do duyên gì, sanh sanh khởi?”. Sau khi như lý tư duy, này các Tỷ- kheo, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do hữu có mặt nên sanh có mặt. Do duyên hữu, sanh sanh khởi”.

 

5) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, hữu có mặt? Do duyên gì, hữu sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thủ có mặt, nên hữu có mặt. Do duyên thủ, hữu sanh khởi”.

 

6) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thủ có mặt? Do duyên gì, thủ sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do ái có mặt nên thủ có mặt. Do duyên ái, thủ sanh khởi”.

 

7) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, ái có mặt? Do duyên gì, ái sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thọ có mặt nên ái có mặt. Do duyên thọ, nên ái sanh khởi”.

 

8) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thọ có mặt? Do duyên gì, thọ sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ phát sinh minh kiến như sau: “Do xúc có mặt nên thọ có mặt. Do duyên xúc, thọ sanh khởi”.

 

9) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, xúc có mặt? Do duyên gì, xúc sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do sáu xứ có mặt nên xúc có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi”.

 

10) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, sáu xứ có mặt? Do duyên gì, sáu xứ sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do danh sắc có mặt nên sáu xứ có mặt. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi”.

 

11) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, danh sắc có mặt? Do duyên gì, danh sắc sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do thức có mặt nên danh sắc có mặt. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi”.

 

12) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, thức có mặt? Do duyên gì, thức sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do hành có mặt nên thức có mặt. Do duyên hành, thức sanh khởi”.

 

13) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì có mặt, hành có mặt? Do duyên gì, hành sanh khởi?” Rồi này các Tỷ- kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: “Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh, hành sanh khởi”.

 

14) Như vậy, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

 

15) “Tập khởi, tập khởi”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

 

16) Và này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên già, chết không có mặt? Do cái gì diệt, già, chết diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do sanh không có mặt nên già, chết không có mặt. Do sanh diệt nên già, chết diệt”.

 

17) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên sanh không có mặt? Do cái gì diệt nên sanh diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do hữu không có mặt nên sanh không có mặt. Do hữu diệt nên sanh diệt”.

 

18) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên hữu không có mặt? Do cái gì diệt nên hữu diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do thủ không có mặt nên hữu không có mặt. Do thủ diệt nên hữu diệt”.

 

19) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên thủ không có mặt? Do cái gì diệt nên thủ diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do ái không có mặt nên thủ không có mặt. Do ái diệt nên thủ diệt”.

 

20) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên ái không có mặt? Do cái gì diệt nên ái diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do thọ không có mặt nên ái không có mặt. Do thọ diệt nên ái diệt”.

 

21) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên thọ không có mặt? Do cái gì diệt nên thọ diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do xúc không có mặt nên thọ không có mặt. Do xúc diệt nên thọ diệt”.

 

22) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên xúc không có mặt? Do cái gì diệt nên xúc diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do sáu xứ không có mặt nên xúc không có mặt. Do sáu xứ diệt, nên xúc diệt”.

 

23) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt nên sáu xứ không có mặt? Do cái gì diệt nên sáu xứ diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do danh sắc không có mặt nên sáu xứ không có mặt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt”.

 

24) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt nên danh sắc không có mặt? Do cái gì diệt nên danh sắc diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do thức không có mặt nên danh sắc không có mặt. Do thức diệt nên danh sắc diệt”.

 

25) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt nên thức không có mặt? Do cái gì diệt nên thức diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do hành không có mặt nên thức không có mặt. Do hành diệt nên thức diệt”.

 

26) Rồi này các Tỷ-kheo, Bồ-tát Vipassì lại suy nghĩ như sau: “Do cái gì không có mặt nên hành không có mặt? Do cái gì diệt nên hành diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, Bồ-tát Vipassì nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến như sau: “Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do vô minh diệt nên hành diệt”.

 

27) Như vậy, do vô minh diệt nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

 

28) “Ðoạn diệt, đoạn diệt”, này các Tỷ-kheo, trong các pháp từ trước chưa từng được nghe, đối với Bồ-tát Vipassì, nhãn khởi nên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

 

5 (5) Sikhı̄ – Thi-khí

Này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… (như trên)…

  

6 (6) Vessabhū – Tỳ-xá-phù

— Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Vessabhu, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… (như trên)…

7 (7) Kakusandha – Câu-lưu-tôn

 — Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… (như trên)… 

 

8 (8) Koṇāgamana – Câu-na-hàm

— Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… (như trên)…

  

9 (9) Kassapa – Ca-diếp

— Rồi này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác… (như trên)…

 

10 (10) Mahà Sakya Muni Gotama – Ðại Thích-ca-mâu-ni Cù-đàm.

 

  • (i. Origination)

2) –“Bhikkhus, before my enlightenment, while I was still a bodhisatta, not yet fully enlightened, it occurred to me: ‘Alas, this world has fallen into trouble, in that it is born, ages, and dies, it passes away and is reborn, yet it does not understand the escape from this suffering [headed by] aging-and-death. When now will an escape be discerned from this suffering [headed by] aging-anddeath?’

1) Tại Sàvatthi.

2) — Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, tư tưởng sau đây được khởi lên: “Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết sự xuất ly, thoát khỏi già, chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến sự xuất ly già, chết”.

 

3) “Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does aging-and-death come to be? By what is aging-and-death conditioned? ’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom:13 ‘When there is birth, aging-and-death comes to be; aging-and-death has birth as its condition.’

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì có mặt, già, chết có mặt? Do duyên gì, già, chết sanh khởi?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ, Ta phát sinh minh kiến như sau: “Do sanh có mặt nên già, chết có mặt. Do duyên sanh nên già, chết sanh khởi”.

 

4-13) “Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does birth come to be? By what is birth conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is existence, birth comes to be; birth has existence as its condition.’

4 – 13) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì có mặt, sanh mới có mặt…hữu… thủ…ái…thọ…xúc…sáu xứ…danh sắc…thức… hành… Do duyên gì hành sanh khởi?”

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does existence come to be? By what is existence conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is clinging, existence comes to be; existence has clinging as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does clinging come to be? By what is clinging conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom:

‘When there is craving, clinging comes to be; clinging has craving as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does craving come to be? By what is craving conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is feeling, craving comes to be; craving has feeling as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does feeling come to be? By what is feeling conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is contact, feeling comes to be; feeling has contact as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does contact come to be? By what is contact conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there are the six sense bases, contact comes to be; contact has the six sense bases as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists do the six sense bases come to be? By what are the six sense bases conditioned? ’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is name-andform, the six sense bases come to be; the six sense bases have name-and-form as their condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does name-and-form come to be? By what is name-and-form conditioned? ’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is consciousness, name-andform comes to be; name-and-form has consciousness as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists does consciousness come to be? By what is consciousness conditioned? ’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there are volitional formations, consciousness comes to be; consciousness has volitional formations as its condition.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what exists do volitional formations come to be? By what are volitional formations conditioned?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is ignorance, volitional formations come to be; volitional formations have ignorance as their condition.’

 

“Thus with ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering.

 

“‘Origination, origination’—thus, bhikkhus, in regard to things unheard before there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.

 

(ii. Cessation)

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what does not exist does aging-and-death not come to be? With the cessation of what does the cessation of aging-and-death come about?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is no birth, aging-and-death does not come to be; with the cessation of birth comes cessation of aging-and-death.’

 

“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘When what does not exist does birth not come to be? By the cessation of what does the cessation of birth come about?’ Then, bhikkhus, through careful attention, there took place in me a breakthrough by wisdom: ‘When there is no existence, birth does not come to be; with the cessation of existence comes cessation of birth.’… ‘When there is no clinging, existence does not come to be; with the cessation of clinging comes cessation of existence.’… ‘When there is no craving, clinging does not come to be; with the cessation of craving comes cessation of clinging.’… ‘When there is no feeling, craving does not come to be; with the cessation of feeling comes cessation of craving.’… ‘When there is no contact, feeling does not come to be; with the cessation of contact comes cessation of feeling.’… ‘When there are no six sense bases, contact does not come to be; with the cessation of the six sense bases comes cessation of contact. ’… ‘When there is no name-and-form, the six sense bases do not come to be; with the cessation of name-and-form comes cessation of the six sense bases.’… ‘When there is no consciousness, name-andform does not come to be; with the cessation of consciousness comes cessation of name-and-form.’… ‘When there are no volitional formations, consciousness does not come to be; with the cessation of volitional formations comes cessation of consciousness.’… ‘When there is no ignorance, volitional formations do not come to be; with the cessation of ignorance comes cessation of volitional formations.’

 

“Thus with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.

 

“‘Cessation, cessation’—thus, bhikkhus, in regard to things unheard before there arose in me vision, knowledge, wisdom, true knowledge, and light.”

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau: “Do vô minh có mặt nên hành có mặt. Do duyên vô minh nên hành sanh khởi”.

 

14) Như vậy vô minh duyên hành, hành duyên thức…(như trên)…hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

 

15) “Tập khởi, tập khởi”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, chính nơi Ta, nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

 

16) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt, già, chết không có mặt? Do cái gì diệt, nên già, chết diệt?” Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau: “Do sanh không có mặt nên già, chết không có mặt. Do sanh diệt nên già, chết diệt”.

 

17) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: “Cái gì không có mặt, sanh không có mặt. ..hữu. ..thủ. ..ái. ..thọ. ..xúc. ..sáu xứ…danh sắc. ..thức. ..hành… Do cái gì diệt, hành diệt?”

 

Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi như lý tư duy về vấn đề này, nhờ trí tuệ, Ta phát sanh minh kiến như sau: “Do vô minh không có mặt nên hành không có mặt. Do duyên vô minh diệt nên hành diệt”.

 

27) Như vậy, vô minh diệt hành diệt; hành diệt, thức diệt… Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

 

28) “Ðoạn diệt, đoạn diệt”, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe, chính nơi Ta nhãn khởi lên, trí khởi lên, tuệ khởi lên, minh khởi lên, quang khởi lên.

 

  1. Nutriment – Phẩm Ðồ Ăn

 

11 (1) Nutriments – Các Loại Ðồ Ăn

 

1) Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park….

2)– “Bhikkhus, there are these four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be. What four? The nutriment edible food, gross or subtle; second, contact; third, mental volition; fourth, consciousness. These are the four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be.

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Thắng Lâm) trong vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc )

2) — Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

 

3) “Bhikkhus, these four kinds of nutriment have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced? These four kinds of nutriment have craving as their source, craving as their origin; they are born and produced from craving.

4) “And this craving has what as its source, what as its origin, from what is it born and produced? This craving has feeling as its source, feeling as its origin; it is born and produced from feeling.

3) Và này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Bốn loại đồ ăn này do ái làm nhân, do ái tập khởi, do ái tác sanh, do ái làm hiện hữu.

4) Ái này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Ái do thọ làm nhân, do thọ tập khởi, do thọ tác sanh, do thọ làm cho hiện hữu.

 

5-10) “And this feeling has what as its source…? Feeling has contact as its source…. And this contact has what as its source…? Contact has the six sense bases as its source…. And these six sense bases have what as their source…? The six sense bases have name-and-form as their source…. And this name-and-form has what as its source…? Name-and-form has consciousness as its source…. And this consciousness has what as its source…? Consciousness has volitional formations as its source…. And these volitional formations have what as their source, what as their origin, from what are they born and produced? Volitional formations have ignorance as their source, ignorance as their origin; they are born and produced from ignorance.

5) Thọ này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thọ do xúc làm nhân, do xúc tập khởi, do xúc tác sanh, do xúc làm cho hiện hữu.

6) Xúc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Xúc do sáu xứ làm nhân, do sáu xứ tập khởi, do sáu xứ tác sanh, do sáu xứ làm cho hiện hữu.

7) Sáu xứ này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Sáu xứ do danh sắc làm nhân, do danh sắc tập khởi, do danh sắc tác sanh, do danh sắc làm cho hiện hữu.

8) Danh sắc này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Danh sắc do thức làm nhân, do thức tập khởi, do thức tác sanh, do thức làm cho hiện hữu.

9) Thức này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Thức do hành làm nhân, do hành tập khởi, do hành tác sanh, do hành làm cho hiện hữu.

10) Những hành này, này các Tỷ-kheo, do cái gì làm nhân, do cái gì tập khởi, do cái gì tác sanh, do cái gì làm cho hiện hữu? Các hành này do vô minh làm nhân, do vô minh tập khởi, do vô minh tác sanh, do vô minh làm cho hiện hữu.

 

11) “Thus, bhikkhus, with ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering.

12) But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức…(như trên )…như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

12) Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt…(như trên)…như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

 

12 (2) Moḷiyaphagguna – Moliya Phagguna

 

1) At Sāvatthı̄.

2)–“Bhikkhus, there are these four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be. What four? The nutriment edible food, gross or subtle; second, contact; third, mental volition; fourth, consciousness. These are the four kinds of nutriment for the maintenance of beings that have already come to be and for the assistance of those about to come to be.”

1)…Trú Tại Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, có bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh. Thế nào là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế, hai là xúc thực, ba là tư niệm thực, bốn là thức thực. Này các Tỷ-kheo, bốn loại đồ ăn này khiến cho các loại sanh vật hay khiến cho các loại chúng sanh được tồn tại hay khiến cho các loại sắp sanh thành được thọ sanh.

 

3) When this was said, the Venerable Moḷiyaphagguna said to the Blessed One:

–“Venerable sir, who consumes the nutriment consciousness?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One consumes.’ If I should say, ‘One consumes,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who consumes?’ But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, for what is the nutriment consciousness [a condition]?’ this would be a valid question. To this the valid answer is: ‘The nutriment consciousness is a condition for the production of future renewed existence. When that which has come into being exists, the six sense bases [come to be]; with the six sense bases as condition, contact.’”

3) Khi được nói vậy, Tôn giả Moliya-Phagguna bạch Thế Tôn:

— Bạch Thế Tôn, ai ăn thức thực?

Thế Tôn đáp:

— Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có ai ăn”. Nếu Ta nói: “Có kẻ ăn”, thời câu hỏi: “Có ai ăn” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, thức thực là cho ai?”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: “Thức thực là duyên cho sự sanh thành, cho sự tái sanh trong tương lai. Khi cái ấy hiện hữu, có mặt thời sáu xứ có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc có mặt”.

 

4)–“Venerable sir, who makes contact?”

“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One makes contact.’ If I should say, ‘One makes contact,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who makes contact?’ But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does contact [come to be]?’ this would be a valid question. To this the valid answer is: ‘With the six sense bases as condition, contact [comes to be]; with contact as condition, feeling.’”

4) — Bạch Thế Tôn, ai cảm xúc?

Thế Tôn đáp:

— Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ cảm xúc”. Nếu Ta nói: “Có kẻ cảm xúc”, thời câu hỏi: “Ai cảm xúc” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, xúc sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi”.

 

5)–“Venerable sir, who feels?”

–“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One feels.’ If I should say, ‘One feels,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who feels?’ But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does feeling [come to be]?’ this would be a valid question. To this the valid answer is: ‘With contact as condition, feeling [comes to be]; with feeling as condition, craving.’”

 5) — Bạch Thế Tôn, ai cảm thọ?

Thế Tôn đáp:

— Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có người cảm thọ”. Nếu ta có nói: “Có người cảm thọ”, thời câu hỏi: “Ai cảm thọ?” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thọ sanh khởi?”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên thọ, ái sanh khởi”.

 

6-7)–“Venerable sir, who craves?”

–“Not a valid question,” the Blessed One replied. “I do not say, ‘One craves.’ [14] If I should say, ‘One craves,’ in that case this would be a valid question: ‘Venerable sir, who craves?’ But I do not speak thus. Since I do not speak thus, if one should ask me, ‘Venerable sir, with what as condition does craving [come to be]?’ this would be a valid question. To this the valid answer is: ‘With feeling as condition, craving [comes to be]; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence…. Such is the origin of this whole mass of suffering.’

6) — Bạch Thế Tôn, ai khát ái?

Thế Tôn đáp:

— Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ khát ái”. Nếu Ta nói: “Có kẻ khát ái”, thời câu hỏi: “Ai khát ái” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, ái sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên ái, thủ sanh khởi”.

7) –Bạch Thế Tôn, ai chấp thủ?

Thế Tôn đáp:

— Câu hỏi ấy không thích hợp. Ta không nói: “Có kẻ chấp thủ”. Nếu Ta nói: “Có kẻ chấp thủ”, thời câu hỏi: “Ai chấp thủ” là câu hỏi thích hợp. Nhưng Ta không nói như vậy. Và vì Ta không nói như vậy, nếu có ai hỏi Ta: “Bạch Thế Tôn, do duyên gì, thủ sanh khởi”, thời câu hỏi ấy thích hợp. Ở đây, câu trả lời thích hợp là như sau: “Do duyên ái, thủ sanh khởi. Do duyên thủ, hữu sanh khởi”. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

 

8) “But, Phagguna, with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact comes cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, aging-anddeath, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

8) Nhưng này Phagguna, do ly tham, đoạn diệt một cách hoàn toàn sáu xứ nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

 

  • (3) Ascetics and Brahmins (1) – Sa Môn, Bà La Môn (1)

 

1) At Sāvatthı̄.

2)–“Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand birth … existence … clinging … craving … feeling … contact … the six sense bases … name-andform …consciousness … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.

1) Trú ở Sàvatthi…

2) — Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết rõ già, chết, không biết rõ già, chết tập khởi, không biết rõ già, chết đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt; không biết rõ sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… không biết rõ các hành, không biết rõ các hành tập khởi, không biết rõ các hành đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không có thể với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

 

3) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who understand birth … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”

3) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào biết rõ già, chết, biết rõ già, chết tập khởi, biết rõ già, chết đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt… biết rõ sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… biết rõ các hành, biết rõ các hành tập khởi, biết rõ các hành đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt; các Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại có thể với thắng trí tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.

 

  • (4) Ascetics and Brahmins (2) – Sa Môn, Bà La Môn (2)

 

1) At Sāvatthı̄.

2-3) –“Bhikkhus, as to those ascetics and brahmins who do not understand these things, the origin of these things, the cessation of these things, and the way leading to the cessation of these things: what are those things that they do not understand, whose origin they do not understand, whose cessation they do not understand, and the way leading to whose cessation they do not understand?

1)… Trú ở Sàvatthi…

2-3) — Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay là Bà-la-môn nào không biết rõ những pháp này, không biết rõ những pháp này tập khởi, không biết rõ những pháp này đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt: những pháp gì họ không được biết rõ? Những pháp gì họ không được biết rõ tập khởi? Những pháp gì họ không được biết rõ đoạn diệt? Những pháp gì họ không được biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt?

 

4-7) “They do not understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. They do not understand birth … existence … clinging … craving … feeling … contact … the six sense bases … name-andform … consciousness … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation. These are the things that they do not understand, whose origin they do not understand, whose cessation they do not understand, and the way leading to whose cessation they do not understand.

“These I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.

4-7) Họ không biết rõ già, chết. Họ không biết rõ già, chết tập khởi. Họ không biết rõ già, chết đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt. Họ không biết rõ sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức…Họ không biết rõ các hành. Họ không biết rõ các hành tập khởi. Họ không biết rõ các hành đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. Họ không biết rõ những pháp này. Họ không biết rõ những pháp này tập khởi. Họ không biết rõ pháp này đoạn diệt. Họ không biết rõ con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

 

6-8) “But, bhikkhus, as to those ascetics and brahmins who understand these things, the origin of these things, the cessation of these things, and the way leading to the cessation of these things: what are those things that they understand, whose origin they understand, whose cessation they understand, and the way leading to whose cessation they understand?

“They understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. They understand birth … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation. These are the things that they understand, whose origin they understand, whose cessation they understand, and the way leading to whose cessation they understand.

6) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết rõ được những pháp này, biết rõ được những pháp này tập khởi, biết rõ được những pháp này đoạn diệt, biết rõ được con đường đưa đến những pháp này đoạn diệt.

7) Họ biết rõ pháp gì? Họ biết rõ những pháp gì tập khởi? Họ biết rõ những pháp gì đoạn diệt? Họ biết rõ con đường đưa đến những pháp gì đoạn diệt?

8) Họ biết rõ già, chết. Họ biết rõ già, chết tập khởi. Họ biết rõ già, chết đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt… sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… Họ biết rõ các hành. Họ biết rõ các hành tập khởi. Họ biết rõ các hành đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. Họ biết rõ những pháp này. Họ biết rõ những pháp này tập khởi. Họ biết rõ những pháp này đoạn diệt. Họ biết rõ con đường đưa đến của những pháp này đoạn diệt.

 

9) “These I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”

9) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, với thắng trí, tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.

 

15 (5) Kaccānagotta – Ca-chiên-diên Thị

 

1) At Sāvatthı̄.

2-3) Then the Venerable Kaccānagotta approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

–“Venerable sir, it is said, ‘right view, right view.’ In what way, venerable sir, is there right view?”

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)…

2) Rồi Tôn giả Kaccàyanagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kaccàyanagotta bạch Thế Tôn:

— “Chánh kiến, chánh kiến”, bạch Thế Tôn được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là chánh kiến?

 

4)–“This world, Kaccāna, for the most part depends upon a duality—upon the notion of existence and the notion of nonexistence.

4) — Này Kaccàyana, thế giới này phần lớn y chỉ vào hai cực đoan này: có và không có.

 

5) But for one who sees the origin of the world as it really is with correct wisdom, there is no notion of nonexistence in regard to the world. And for one who sees the cessation of the world as it really is with correct wisdom, there is no notion of existence in regard to the world.

“This world, Kaccāna, is for the most part shackled by engagement, clinging, and adherence. But this one [with right view] does not become engaged and cling through that engagement and clinging, mental standpoint, adherence, underlying tendency; he does not take a stand about ‘my self.’ He has no perplexity or doubt that what arises is only suffering arising, what ceases is only suffering ceasing. His knowledge about this is independent of others. It is in this way, Kaccāna, that there is right view. “‘All exists’: Kaccāna, this is one extreme. ‘All does not exist’: this is the second extreme. Without veering towards either of these extremes, the Tathāgata teaches the Dhamma by the middle: ‘With ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.”

5) Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccàyana, ai với chánh trí tuệ thấy như chơn thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.

6) Này Kaccàyana, chấp thủ phương tiện và bị thiên kiến trói buộc, phần lớn thế giới này là vậy. Và ai với tâm không trú trước, không chấp thủ phương tiện ấy, không chấp thủ thiên chấp tùy miên ấy, không có chấp trước, không trú trước, vị ấy không có nghĩ: “Ðây là tự ngã của tôi”. Khi khổ sanh thời xem là sanh, khi khổ diệt thời xem là diệt; vị ấy không có nghi ngờ, không có phân vân, không duyên vào ai khác, trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccàyana, là chánh tri kiến.

7) “Tất cả là có”, này Kaccàyana, là một cực đoan. “Tất cả là không có” là cực đoan thứ hai.

Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccàyana, Như Lai thuyết pháp theo trung đạo.

8) Vô minh duyên hành; hành duyên thức… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

 

  • (6) A Speaker on the Dhamma – Vị Thuyết Pháp

 

1) At Sāvatthı̄.

2-3) Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

–“Venerable sir, it is said, ‘a speaker on the Dhamma, a speaker on the Dhamma.’ In what way, venerable sir, is one a speaker on the Dhamma?”

1) Tại Sàvatthi.

2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Thuyết pháp, thuyết pháp”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến.

 

4)–“Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of revulsion towards aging-and-death, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma.

5) If one is practising for the purpose of revulsion towards aging-and-death, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is practising in accordance with the Dhamma.

4) — Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già và chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

5) Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.

 

6-9) If, through revulsion towards aging-and death, through its fading away and cessation, one is liberated by nonclinging, one is fit to be called a bhikkhu who has attained Nibbāna in this very life.

“Bhikkhu, if one teaches the Dhamma for the purpose of revulsion towards birth … for the purpose of revulsion towards ignorance, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is a speaker on the Dhamma. If one is practising for the purpose of revulsion towards ignorance, for its fading away and cessation, one is fit to be called a bhikkhu who is practising in accordance with the Dhamma. If, through revulsion towards ignorance, through its fading away and cessation, one is liberated by nonclinging, one is fit to be called a bhikkhu who has attained Nibbāna in this very life.”

6) Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt già, chết, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

7) Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về sự yếm ly, ly tham, đoạn diệt sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… hành… (như trên)… Nếu Tỷ-kheo thuyết pháp về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thuyết pháp.

8) Nếu Tỷ-kheo thực hành về yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo thực hành các pháp và tùy pháp.

9) Nếu Tỷ-kheo giải thoát, không còn chấp thủ mọi yếm ly, ly tham, đoạn diệt vô minh, như vậy là đủ để được gọi là Tỷ-kheo đã đạt được Niết-bàn ngay trong đời sống hiện tại.

 

17 (7) The Naked Ascetic Kassapa – Lõa Thể

 

1) Thus have I heard.

On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

2) Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, entered Rājagaha for alms.

3) The naked ascetic Kassapa saw the Blessed One coming in the distance. Having seen him, he approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he stood to one side and said to him:

–“We would like to ask Master Gotama about a certain point, if he would grant us the favour of answering our question.”

–“This is not the right time for a question, Kassapa. We have entered among the houses.”

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Ràjagaha để khất thực.

3) Lõa thể Kassapa thấy Thế Tôn từ xa đi đến. Sau khi thấy, lõa thể Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền đứng một bên.

4) Ðứng một bên, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

— Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.

— Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.

 

5) A second time and a third time the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One:

–“We would like to ask Master Gotama about a certain point, if he would grant us the favour of answering our question.”

“This is not the right time for a question, Kassapa. We have entered among the houses.”

6) Then the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One:

–“We do not wish to ask Master Gotama much.” 

–“Then ask what you want, Kassapa.”

5) Lần thứ hai, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

— Chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama về một vấn đề. Nếu Tôn giả Gotama cho phép, chúng tôi sẽ hỏi câu hỏi.

— Này Kassapa, nay không phải thời để hỏi. Chúng ta đã vào trong làng.

6) Lần thứ ba, lõa thể Kassapa… (như trên)… Chúng ta đã vào trong làng.

Khi được nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

— Nhưng không phải chúng tôi muốn hỏi Tôn giả Gotama nhiều chuyện.

— Vậy hãy hỏi đi, này Kassapa, như Ông muốn.

 

7) “How is it, Master Gotama: is suffering created by oneself?”

“Not so, Kassapa,” the Blessed One said.

8) “Then, Master Gotama, is suffering created by another?”

“Not so, Kassapa,” the Blessed One said.

9) “How is it then, Master Gotama: is suffering created both by oneself and by another?”

–“Not so, Kassapa,” the Blessed One said.

10) “Then, Master Gotama, has suffering arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?”

–“Not so, Kassapa,” the Blessed One said.

11) “How is it then, Master Gotama: is there no suffering?”

“It is not that there is no suffering, Kassapa; there is suffering.”

12) “Then is it that Master Gotama does not know and see suffering?”

— “It is not that I do not know and see suffering, Kassapa. I know suffering, I see suffering.” 

7) — Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Kassapa.

8) — Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Kassapa.

9) — Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Kassapa.

10) — Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Kassapa.

11) — Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?

— Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.

12) — Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.

— Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.

 

13) “Whether you are asked: ‘How is it, Master Gotama: is suffering created by oneself?’ or ‘Is it created by another?’ or ‘Is it created by both?’ or ‘Is it created by neither?’ in each case you say: ‘Not so, Kassapa.’ When you are asked: ‘How is it then, Master Gotama: is there no suffering?’ you say: ‘It is not that there is no suffering, Kassapa; there is suffering.’ When asked: ‘Then is it that Master Gotama does not know and see suffering?’ you say: ‘It is not that I do not know and see suffering, Kassapa. I know suffering, I see suffering.’ Venerable sir, let the Blessed One explain suffering to me. Let the Blessed One teach me about suffering.”

13) — Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Kassapa”. Ðược hỏi: “Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?”, Ngài trả lời: “Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa”. Ðược hỏi: “Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?”, Ngài trả lời: “Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ”. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.

 

14-15) “Kassapa, [if one thinks,] ‘The one who acts is the same as the one who experiences [the result],’ [then one asserts] with reference to one existing from the beginning: ‘Suffering is created by oneself.’ When one asserts thus, this amounts to eternalism. But, Kassapa, [if one thinks,] ‘The one who acts is one, the one who experiences [the result] is another,’ [then one asserts] with reference to one stricken by feeling: ‘Suffering is created by another.’

When one asserts thus, this amounts to annihilationism.  Without veering towards either of these extremes, the Tathāgata teaches the Dhamma by the middle: ‘With ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’”

14) — Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu “khổ do tự mình làm ra”, như vậy có nghĩa là thường kiến.

Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: “Khổ do người khác làm ra”, như vậy có nghĩa là đoạn kiến.

15) Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo. Vô minh duyên hành, hành duyên thức… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

 

16) When this was said, the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One:

–“Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir! The Dhamma has been made clear in many ways by the Blessed One, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. I go for refuge to the Blessed One, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Saṅgha. May I receive the going forth under the Blessed One, may I receive the higher ordination?”

16) Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.

 

17) “Kassapa, one formerly belonging to another sect who desires the going forth and the higher ordination in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months. At the end of the four months, if the bhikkhus are satisfied with him, they may if they wish give him the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu. But individual differences are recognized by me.”

18) “If, venerable sir, one formerly belonging to another sect who desires the going forth and the higher ordination in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months, and if at the end of the four months the bhikkhus, being satisfied with him, may if they wish give him the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu, then I will live on probation for four years. At the end of the four years, if the bhikkhus are satisfied with me, let them if they wish give me the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu.”

17) — Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.

18) — Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.

 

19) Then the naked ascetic Kassapa received the going forth under the Blessed One, and he received the higher ordination.

20) And soon, not long after his higher ordination, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Kassapa, [22] by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.”

21) And the Venerable Kassapa became one of the arahants.

19) Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới.

20) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến; đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong đời sống hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị này chứng tri: “Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.

21) Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.

 

18 (8) Timbaruka – Timbaruka

 

1-3) At Sāvatthı̄…

Then the wanderer Timbaruka approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

–“How is it, Master Gotama: are pleasure and pain created by oneself?”

–“Not so, Timbaruka,” the Blessed One said.

 1) Trú ở Sàvatthi…

2) Rồi du sĩ Timbaruka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:

— Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ tự mình làm ra?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Timbaruka.

 

4)–“Then, Master Gotama, are pleasure and pain created by another?”

–“Not so, Timbaruka,” the Blessed One said.

5) “How is it then, Master Gotama: are pleasure and pain created both by oneself and by another?”

–“Not so, Timbaruka,” the Blessed One said.

6) “Then, Master Gotama, have pleasure and pain arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?”

–“Not so, Timbaruka,” the Blessed One said.

7) “How is it then, Master Gotama: is there no pleasure and pain?”

–“It is not that there is no pleasure and pain,

8)–Timbaruka; there is pleasure and pain.” 

–“Then is it that Master Gotama does not know and see pleasure and pain?”

9) “It is not that I do not know and see pleasure and pain, Timbaruka. I know pleasure and pain, I see pleasure and pain.”

4) — Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Timbaruka.

5) — Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Timbaruka.

6) — Thưa Tôn giả Gotama, lạc khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra; vậy có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?

Thế Tôn đáp:

— Không phải vậy, này Timbaruka.

7) — Thưa Tôn giả Gotama, vậy có phải không có lạc khổ?

8) — Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ. Này Timbaruka, có lạc khổ.

— Nếu vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ.

9) — Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ.

 

10) “Whether you are asked: ‘How is it, Master Gotama: are pleasure and pain created by oneself?’ or ‘Are they created by another? ’ or ‘Are they created by both?’ or ‘Are they created by neither?’ in each case you say: ‘Not so, Timbaruka.’ When you are asked: ‘How is it then, Master Gotama: is there no pleasure and pain?’ you say: ‘It is not that there is no pleasure and pain, Timbaruka; there is pleasure and pain.’ When asked: ‘Then is it that Master Gotama does not know and see pleasure and pain?’ you say: ‘It is not that I do not know and see pleasure and pain, Timbaruka. I know pleasure and pain, I see pleasure and pain.’ Venerable sir, let the Blessed One explain pleasure and pain to me. Let the Blessed One teach me about pleasure and pain.”

10) — Ðược hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Ðược hỏi: ” Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do người khác làm ra?”, Ngài trả lời: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Ðược hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ do tự mình làm ra và do người khác làm ra?”, Ngài đáp: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Ðược hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, không phải do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, có phải lạc khổ do tự nhiên sanh?”, Ngài đáp: “Không phải vậy, này Timbaruka”. Ðược hỏi: “Thưa Tôn giả Gotama, có phải lạc khổ không có?”, Ngài đáp: “Này Timbaruka, không phải không có lạc khổ, này Timbaruka, có lạc khổ”. Ðược hỏi: “Như vậy Tôn giả Gotama không biết, không thấy lạc khổ?”, Ngài đáp: “Này Timbaruka, không phải Ta không biết, không thấy lạc khổ. Này Timbaruka, Ta biết lạc khổ. Này Timbaruka, Ta thấy lạc khổ”. Vậy Tôn giả Gotama hãy nói lên cho con về lạc khổ. Vậy Tôn giả Gotama hãy thuyết cho con về lạc khổ.

 

11) “Timbaruka, [if one thinks,] ‘The feeling and the one who feels it are the same,’ [then one asserts] with reference to one existing from the beginning: ‘Pleasure and pain are created by oneself.’ I do not speak thus.

12) But, Timbaruka, [if one thinks,] ‘The feeling is one, the one who feels it is another,’ [then one asserts] with reference to one stricken by feeling: ‘Pleasure and pain are created by another.’ Neither do I speak thus.

13) Without veering towards either of these extremes, the Tathāgata teaches the Dhamma by the middle: ‘With ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’”

14) When this was said, the naked ascetic Timbaruka said to the Blessed One:

–“Magnificent, Master Gotama!… I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Saṅgha. From today let Master Gotama remember me as a lay follower who has gone for refuge for life.”

11) — Sự cảm thọ và người cảm thọ là cùng một người. Này Timbaruka, như Ông nói ban đầu: “Lạc khổ do tự mình làm ra”, Ta nói không phải vậy.

12) Cảm thọ và người cảm thọ là khác nhau, này Timbaruka, như vậy đối với người bị cảm thọ, “lạc khổ do người khác làm ra”, Ta nói không phải vậy.

13) Này Timbaruka, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo.

Vô minh duyên hành, hành duyên thức… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, nên các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt… (như trên)… như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

14) Khi được nói vậy, du sĩ Timbaruka bạch Thế Tôn:

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn… (như trên)… Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Xin Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

19 (9) The Wise Man and the Fool – Bậc Hiền So Sánh Với Kẻ Ngu

 

1) At Sāvatthı̄…

2)–“Bhikkhus, for the fool, hindered by ignorance and fettered by craving, [24] this body has thereby originated. So there is this body and external name-and-form: thus this dyad. Dependent on the dyad there is contact. There are just six sense bases, contacted through which—or through a certain one among them—the fool experiences pleasure and pain.

3) “Bhikkhus, for the wise man, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has thereby originated. So there is this body and external name-and-form: thus this dyad. Dependent on the dyad there is contact. There are just six sense bases, contacted through which—or through a certain one among them—the wise man experiences pleasure and pain.

4) What, bhikkhus, is the distinction here, what is the disparity, what is the difference between the wise man and the fool?”

 

5) “Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will remember it.”

6)–“Then listen and attend closely, bhikkhus, I will speak.”

–“Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied.

1)… Trú Tại Sàvatthi.

2) — Ðối với kẻ ngu, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người ngu cảm thọ lạc khổ.

3) Ðối với bậc Hiền, này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân này được khởi lên như sau: Chỉ có thân này và danh sắc ở ngoài. Như vậy là bộ hai này. Duyên bộ hai này có xúc, có sáu xứ. Do cảm xúc bởi chúng, hoặc một trong hai, người Hiền cảm thọ lạc khổ.

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, có gì phân biệt, có gì sai khác, có gì dị biệt giữa bậc Hiền và kẻ ngu?

5) — Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn nói lên cho chúng con ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn giảng, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

6) — Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

 

7) The Blessed One said this:

–“Bhikkhus, for the fool, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has originated. For the fool that ignorance has not been abandoned and that craving has not been utterly destroyed. For what reason? Because the fool has not lived the holy life for the complete destruction of suffering. Therefore, with the breakup of the body, the fool fares on to [another] body. Faring on to [another] body, he is not freed from birth, aging, and death; not freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; not freed from suffering, I say.

7) Thế Tôn nói như sau:

— Này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy và bị tham ái hệ phược, thân này của người ngu được sanh khởi. Vô minh ấy, người ngu không đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu không tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người ngu sống Phạm hạnh không phải vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy người ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến một thân khác. Do đi đến một thân khác, người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Người ấy không thoát khỏi đau khổ”.

 

8) “Bhikkhus, for the wise man, hindered by ignorance and fettered by craving, this body has originated. For the wise man that ignorance has been abandoned and that craving has been utterly destroyed. For what reason? Because the wise man has lived the holy life [25] for the complete destruction of suffering. Therefore, with the breakup of the body, the wise man does not fare on to [another] body. Not faring on to [another] body, he is freed from birth, aging, and death; freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; freed from suffering, I say.

9) “This, bhikkhus, is the distinction, the disparity, the difference between the wise man and the fool, that is, the living of the holy life.”

8) Và này các Tỷ-kheo, bị vô minh che đậy, bị tham ái hệ phược, thân người Hiền trí được sanh khởi. Vô minh ấy, người Hiền trí đoạn tận. Tham ái ấy, người Hiền trí tận trừ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, người Hiền trí sống Phạm hạnh, vì chơn chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy, người Hiền trí, khi thân hoại mạng chung, không đi đến một thân khác. Do không đi đến một thân khác, vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: “Vị ấy thoát khỏi đau khổ”.

9) Này các Tỷ-kheo, đây là sự phân biệt, đây là sự sai khác, đây là sự dị biệt giữa bậc Hiền trí và người ngu.

 

20 (10) Conditions – Duyên

 

1) At Sāvatthı̄.

2)–“Bhikkhus, I will teach you dependent origination and dependently arisen phenomena. Listen and attend closely, I will speak.”

–“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied.

The Blessed One said this:

3)–“And what, bhikkhus, is dependent origination? ‘With birth as condition, aging-and-death [comes to be]’: whether there is an arising of Tathāgatas or no arising of Tathāgatas, that element still persists, the stableness of the Dhamma, the fixed course of the Dhamma, specific conditionality. A Tathāgata awakens to this and breaks through to it. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it.

1) Trú ở Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông lý duyên khởi và các pháp duyên sanh. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

— Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

3) — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lý duyên khởi? Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, già, chết khởi lên. Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

 

4) And he says: ‘See! With birth as condition, bhikkhus, aging-and-death.’

“‘With existence as condition, birth’ … ‘With clinging as condition, existence’ … ‘With craving as condition, clinging’ … ‘With feeling as condition, craving’ … ‘With contact as condition, feeling’ … ‘With the six sense bases as condition, contact’ … ‘With name-and-form as condition, the six sense bases’ … ‘With consciousness as condition, name-and-form’ … ‘With volitional formations as condition, consciousness’ … ‘With ignorance as condition, volitional formations’: whether there is an arising of Tathāgatas or no arising of Tathāgatas, that element still persists, the stableness of the Dhamma, the fixed course of the Dhamma, specific conditionality. A Tathāgata awakens to this and [26] breaks through to it. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it.

4) Do duyên sanh, này các Tỷ-kheo, nên có già, chết. Do duyên hữu, này các Tỷ-kheo, nên có sanh. Do duyên thủ, này các Tỷ-kheo, nên có hữu. Do duyên ái, này các Tỷ-kheo, nên có thủ. Do duyên thọ, này các Tỷ-kheo, nên có ái. Do duyên xúc, này các Tỷ-kheo, nên có thọ. Do duyên sáu xứ, này các Tỷ-kheo, nên có xúc. Do duyên danh sắc, này các Tỷ-kheo, nên có sáu xứ. Do duyên thức, này các Tỷ-kheo, nên có danh sắc. Do duyên các hành, này các Tỷ-kheo, nên có thức. Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, nên có hành. Dầu cho Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt tánh ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị.

 

5) And he says: ‘See! With ignorance as condition, bhikkhus, volitional formations.’ “Thus, bhikkhus, the actuality in this, the inerrancy, the not otherwiseness, specific conditionality: this is called dependent origination.

5) Do duyên vô minh, này các Tỷ-kheo, có các hành. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là như tánh, bất hư vọng tánh, bất dị như tánh, y duyên tánh ấy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lý duyên khởi.

 

6) “And what, bhikkhus, are the dependently arisen phenomena? Aging-and-death, bhikkhus, is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and cessation.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là duyên sanh pháp? Già, chết, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

 

7) Birth is impermanent …

8) Existence is impermanent …

9-16) Clinging is impermanent … Craving is impermanent … Feeling is impermanent … Contact is impermanent … The six sense bases are impermanent … Name-and-form is impermanent … Consciousness is impermanent … Volitional formations are impermanent …

7) Sanh, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

8) Hữu, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh.

9) — 16) Thủ, này các Tỷ-kheo… ái, này các Tỷ-kheo… Thọ, này các Tỷ-kheo… Xúc, này các Tỷ-kheo… Sáu xứ, này các Tỷ-kheo… Danh sắc, này các Tỷ-kheo… Thức, này các Tỷ-kheo… Các hành, này các Tỷ-kheo…

 

17) Ignorance is impermanent, conditioned, dependently arisen, subject to destruction, vanishing, fading away, and cessation.These, bhikkhus, are called the dependently arisen phenomena.

17) Vô minh, này các Tỷ-kheo, là vô thường hữu vi, duyên sanh, biến hoại tánh, biến diệt tánh, ly tham tánh, đoạn diệt tánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, được gọi là duyên sanh pháp.

 

18) “When, bhikkhus, a noble disciple has clearly seen with correct wisdom55 as it really is this dependent origination and these dependently arisen phenomena, it is impossible that he will run back into the past, thinking: ‘Did I exist in the past? Did I not exist in the past? What was I in the past? How was I in the past? Having been what, what did I become in the past?’

18) Do vì, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ lý duyên khởi này và các pháp duyên sanh này, nên chắc chắn vị ấy không chạy theo quá khứ (với những câu hỏi): “Ta có mặt trong quá khứ? Ta không có mặt không quá khứ? Ta là gì trong quá khứ? Ta có mặt như thế nào trong quá khứ? Hay trước ta đã là gì, và nay trong quá khứ ta là gì?”

 

19) Or that he will run forward into the future, thinking: ‘Will I exist in the future? Will I not exist in the future? What will I be in the future? How will I be in the future? Having been what, what will I become in the future?’

20) Or that he will now be inwardly confused about the present thus: ‘Do I exist? Do I not exist? What am I? How am I? This being

—where has it come from, and where will it go?’56

21) “For what reason [is this impossible]? Because, bhikkhus, the noble disciple has clearly seen with correct wisdom as it really is this dependent origination and these dependently arisen phenomena.”

19) Hay không chạy theo tương lai (với những câu hỏi): “Ta có mặt trong tương lai? Ta không có mặt trong tương lai? Ta sẽ làm gì trong tương lai? Ta có mặt như thế nào trong tương lai? Hay trước ta là gì, và nay trong tương lai ta sẽ là gì?”

20) Hay nay các vị ấy sẽ khởi lên những nghi ngờ về tự mình trong hiện tại như sau: “Ta hiện có mặt? Ta hiện không có mặt? Ta hiện là gì? Ta hiện có mặt như thế nào?” Sự kiện như vậy không xảy ra.

21) Vì sao? Vì rằng vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đã khéo thấy như chơn với chánh trí tuệ, định lý duyên khởi này với các pháp duyên sanh này.

 

III. The Ten Powers – Phẩm Mười Lực

  

21 (1) The Ten Powers (1) – Mười Lực (1)

 

1)…At Sāvatthı̄.

2)–“Bhikkhus, possessing the ten powers and the four grounds of self-confidence, the Tathāgata claims the place of the chief bull of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the Brahma-wheel thus: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling, such its origin, such its passing away; such is perception, such its origin, such its passing away; such are volitional formations, such their origin, such their passing away; such is consciousness, such its origin, such its passing away.

Thus when this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases.

3) That is, with ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness…. Such is the origin of this whole mass of suffering.

4) But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional formations; with the cessation of volitional formations, cessation of consciousness…. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’”

1)… Trú ở Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, Như Lai đầy đủ mười lực, đầy đủ bốn vô sở úy, tự nhận vị trí Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử giữa hội chúng, chuyển Pháp luân và nói rằng: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ đoạn diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng đoạn diệt. Ðây là hành, đây là hành tập khởi, đây là hành đoạn diệt. Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt”.

Như vậy do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt.

3) Nghĩa là vô minh duyên hành, hành duyên thức… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Do ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

 

22       (2) The Ten Powers (2) – Mười Lực (2)

 

1)…At Sāvatthı̄.

2)–“Bhikkhus, possessing the ten powers and the four grounds of self-confidence, the Tathāgata claims the place of the chief bull of the herd, roars his lion’s roar in the assemblies, and sets rolling the Brahma-wheel thus: ‘Such is form … (as in §21) … Such is the cessation of this whole mass of suffering.’

3-4)…

 5) “Bhikkhus, the Dhamma has thus been well expounded by me, elucidated, disclosed, revealed, stripped of patchwork.

6) When, bhikkhus, the Dhamma has thus been well expounded by me, elucidated, disclosed, revealed, stripped of patchwork, this is enough for a clansman who has gone forth out of faith to arouse his energy thus: ‘Willingly, let only my skin, sinews, and bones remain, and let the flesh and blood dry up in my body, but I will not relax my energy so long as I have not attained what can be attained by manly strength, by manly energy, by manly exertion.’

1). .. Trú Tại Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, Như Lai đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy… (như trên)… Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

3-4) …

5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, khai thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn.

6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, với Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, khai thị, hiển lộ, các buộc ràng được cắt đoạn, thật là đủ cho Thiện nam tử do lòng tin xuất gia có thể bắt đầu tinh tấn (hành trì và nguyện). Như vậy, này các Tỷ-kheo, với Pháp được Ta khéo thuyết, hiển thị, hiển lộ các buộc ràng được cắt đoạn. Chắc chắn dầu chỉ còn lại da, gân và xương trên thân, dầu thịt, máu trở thành khô cạn, mong rằng tinh tấn lực, sẽ được kiên trì để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu lực, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng.

 

7) “Bhikkhus, the lazy person dwells in suffering, soiled by evil unwholesome states, and great is the personal good that he neglects. But the energetic person dwells happily, secluded from evil unwholesome states, and great is the personal good that he achieves. It is not by the inferior that the supreme is attained; rather, it is by the supreme that the supreme is attained.

8-9) Bhikkhus, this holy life is a beverage of cream; the Teacher is present. Therefore, bhikkhus, arouse your energy for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized, [with the thought]: ‘In such a way this going forth of ours will not be barren, but fruitful and fertile; and when we use the robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites [offered to us by others], these services they provide for us will be of great fruit and benefit to them.’

10) Thus, bhikkhus, should you train yourselves.

 

“Considering your own good, bhikkhus, it is enough to strive for the goal with diligence; considering the good of others, it is enough to strive for the goal with diligence; considering the good of both, it is enough to strive for the goal with diligence.”

7) Khổ thay, này các Tỷ-kheo, là người sống biếng nhác, dính đầy các pháp ác, bất thiện và mục đích lớn bị suy giảm! An lạc thay, này các Tỷ-kheo, là người sống tinh cần, tinh tấn, viễn ly các ác, bất thiện pháp, và mục đích lớn được viên mãn!

8) Này các Tỷ-kheo, không phải với cái hạ liệt có thể đạt được cái cao thượng. Này các Tỷ-kheo, phải với cái cao thượng mới đạt được cái cao thượng. Ðáng được tán thán, này các Tỷ-kheo, là Phạm hạnh này với sự có mặt của bậc Ðạo Sư. Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy tinh tấn lên để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

9) Có vậy, sự xuất gia này của chúng ta sẽ không phải trống không, có kết quả, có thành tích (Sa udrayà). Và những vật dụng chúng ta thọ dụng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, thuốc trị bệnh, dầu cho những thứ này là khiêm tốn (vokàrà), đối với chúng ta sẽ có quả lớn, có lợi ích lớn.

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập. Này các Tỷ-kheo, thấy được tự lợi là vừa đủ để tinh tấn không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, khi thấy lợi tha là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật. Hay này các Tỷ-kheo, thấy lợi cả hai, là vừa đủ để tinh tấn, không phóng dật.

 

23 (3) Proximate Cause – Duyên

 

1)…At Sàvatthi.

2)–“Bhikkhus, I say that the destruction of the taints is for one who knows and sees, not for one who does not know and does not see.

3) For one who knows what, for one who sees what, does the destruction of the taints come about? ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away’: it is for one who knows thus, for one who sees thus, that the destruction of the taints comes about.

4) “I say, bhikkhus, that the knowledge of destruction in regard to destruction has a proximate cause; it does not lack a proximate cause.

5) And what is the proximate cause for the knowledge of destruction? It should be said: liberation.

1)… Trú ở Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, đối với người biết, này các Tỷ-kheo, đối với người thấy, Ta nói các lậu hoặc được đoạn diệt, không phải đối với người không biết, không phải đối với người không thấy.

3) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào đối với người biết, đối với người thấy, các lậu hoặc được đoạn diệt? Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ… Ðây là tưởng… Ðây là hành… Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người biết, như vậy đối với người thấy, các lậu hoặc được đoạn diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, trong đoạn diệt ấy, trí về đoạn diệt, Ta nói rằng trí ấy có duyên, không phải không có duyên.

5) Và này các Tỷ-kheo, duyên của trí về đoạn diệt là gì? Giải thoát là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng giải thoát có duyên, không phải không có duyên.

 

6) “I say, bhikkhus, that liberation too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for liberation? It should be said: dispassion.

7) “I say, bhikkhus, that dispassion too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for dispassion? It should be said: revulsion.

6) Và này các Tỷ-kheo, duyên của giải thoát là gì? Ly tham là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ly tham có duyên, không phải không có duyên.

7) Và này các Tỷ-kheo, duyên của ly tham là gì? Yếm ly là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng yếm ly có duyên, không phải không có duyên.

 

8) “I say, bhikkhus, that revulsion too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for revulsion? It should be said: the knowledge and vision of things as they really are.

9) “I say, bhikkhus, that the knowledge and vision of things as they really are too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for the knowledge and vision of things as they really are? It should be said: concentration.

8) Và này các Tỷ-kheo, duyên của yếm ly là gì? Tri kiến như chân là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng tri kiến như chân có duyên, không phải không có duyên.

9) Và này các Tỷ-kheo, duyên của tri kiến như chân là gì? Ðịnh là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng định có duyên, không phải không có duyên.

 

10) “I say, bhikkhus, that concentration too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for concentration? It should be said: happiness.

11) “I say, bhikkhus, that happiness too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for happiness? It should be said: tranquillity.

10) Và này các Tỷ-kheo, duyên của định là gì? Lạc là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lạc có duyên, không phải không có duyên.

11) Này các Tỷ-kheo, duyên của lạc là gì? Khinh an là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng khinh an có duyên, không phải không có duyên.

 

12) “I say, bhikkhus, that tranquillity too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for tranquillity? It should be said: rapture.

13) “I say, bhikkhus, that rapture too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for rapture? It should be said: gladness.

12) Và này các Tỷ-kheo, duyên của khinh an là gì? Hỷ là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hỷ có duyên, không phải không có duyên.

13) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hỷ là gì? Hân hoan là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hân hoan có duyên, không phải không có duyên.

 

14) “I say, bhikkhus, that gladness too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for gladness? It should be said: faith.

15) “I say, bhikkhus, that faith too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. [31] And what is the proximate cause for faith? It should be said: suffering.69

14) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hân hoan là gì? Lòng tin là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng lòng tin có duyên, không phải không có duyên.

15) Và này các Tỷ-kheo, duyên của lòng tin là gì? Khổ là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng khổ có duyên, không phải không có duyên.

 

16) “I say, bhikkhus, that suffering too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for suffering? It should be said: birth.

17) “I say, bhikkhus, that birth too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for birth? It should be said: existence.

16) Và này các Tỷ-kheo, duyên của khổ là gì? Sanh là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng sanh có duyên, không phải không có duyên.

17) Và này các Tỷ-kheo, duyên của sanh là gì? Hữu là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hữu có duyên, không phải không có duyên.

 

18) “I say, bhikkhus, that existence too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for existence? It should be said: clinging.

19) “I say, bhikkhus, that clinging too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for clinging? It should be said: craving.

18) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hữu là gì? Thủ là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng thủ có duyên, không phải không có duyên.

19) Và này các Tỷ-kheo, duyên của thủ là gì? Ái là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng ái có duyên, không phải không có duyên.

 

20-25) “I say, bhikkhus, that craving too has a proximate cause; it does not lack a proximate cause. And what is the proximate cause for craving? It should be said: feeling.

“For feeling, it should be said: contact.

For contact: the six sense bases.

For the six sense bases: name-andform.

For name-and-form: consciousness.

For consciousness: volitional formations.

“I say, bhikkhus, that volitional formations too have a proximate cause; they do not lack a proximate cause.

20-25) Và này các Tỷ-kheo, duyên của ái là gì? Thọ là câu trả lời… (như trên)…

Xúc là câu trả lời…
Sáu xứ là câu trả lời…
Danh sắc là câu trả lời…
Thức là câu trả lời…

Hành là câu trả lời. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hành có duyên, không phải không có duyên.

 

26) And what is the proximate cause for volitional formations?

–It should be said: ignorance.

 

“Thus, bhikkhus, with ignorance as proximate cause, volitional formations [come to be]; with volitional formations as proximate cause, consciousness; with consciousness as proximate cause, name-and-form; with name-and-form as proximate cause, the six sense bases; with the six sense bases as proximate cause, contact; with contact as proximate cause, feeling; with feeling as proximate cause, craving; with craving as proximate cause, clinging; with clinging as proximate cause, existence; with existence as proximate cause, birth; with birth as proximate cause, suffering; with suffering as proximate cause, faith; with faith as proximate cause, gladness; with gladness as proximate cause, rapture; with rapture as proximate cause, tranquillity; with tranquillity as proximate cause, happiness; with happiness as proximate cause, concentration; with concentration as proximate cause, the knowledge and vision of things as they really are; [32] with the knowledge and vision of things as they really are as proximate cause, revulsion; with revulsion as proximate cause, dispassion; with dispassion as proximate cause, liberation; with liberation as proximate cause, the knowledge of destruction.

26) Và này các Tỷ-kheo, duyên của hành là gì? Vô minh là câu trả lời.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.

 

27) “Just as, bhikkhus, when rain pours down in thick droplets on a mountain top, the water flows down along the slope and fills the cleft, gullies, and creeks; these being full fill up the pools; these being full fill up the lakes; these being full fill up the streams; these being full fill up the rivers; and these being full fill up the great ocean.

28) So too, with ignorance as proximate cause, volitional formations [come to be]; with volitional formations as proximate cause, consciousness … with liberation as proximate cause, the knowledge of destruction.”

27) Ví như, này các Tỷ-kheo, trên đỉnh núi trời mưa nặng hột và nước chảy theo triền thấp, tràn đầy hang núi, khe núi, thung lũng. Khi các hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy, thời ao nhỏ được tràn đầy; ao nhỏ được tràn đầy thời ao lớn được tràn đầy; ao lớn tràn đầy thời sông nhỏ được tràn đầy; sông nhỏ được tràn đầy thời sông lớn được tràn đầy; sông lớn được tràn đầy thời biển lớn, đại dương được tràn đầy.

28) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.

  

24 (4) Wanderers of Other Sects – Ngoại Ðạo

 

  • At Rājagaha in the Bamboo Grove.

2) Then, in the morning, the Venerable Sāriputta dressed and, taking bowl and robe, entered Rājagaha for alms.

3) Then it occurred to him: “It is still too early to walk for alms in Rājagaha. Let me go to the park of the wanderers of other sects.”

4) Then the Venerable Sāriputta went to the park of the wanderers of other sects. He exchanged greetings with those wanderers and, when they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side.

The wanderers then said to him:

1)… Trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm).

2) Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Vương Xá để khất thực.

3) Rồi Tôn giả Sàriputta suy nghĩ: “Thật là quá sớm để vào Vương Xá khất thực. Ta hãy đi đến vườn của các du sĩ ngoại đạo”.

4) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Tôn giả liền ngồi xuống một bên.

Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

 

5) –“Friend Sāriputta, some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that suffering is created by oneself; some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that suffering is created by another; some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that suffering is created both by oneself and by another; some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another.

6) Now, friend Sāriputta, what does the ascetic Gotama say about this? What does he teach? How should we answer if we are to state what has been said by the ascetic Gotama and not misrepresent him with what is contrary to fact? And how should we explain in accordance with the Dhamma so that no reasonable consequence of our assertion would give ground for criticism?”

7) “Friends, the Blessed One has said that suffering is dependently arisen. Dependent on what? Dependent on contact. If one were to speak thus one would be stating what has been said by the Blessed One and would not misrepresent him with what is contrary to fact; one would explain in accordance with the Dhamma, and no reasonable consequence of one’s assertion would give ground for criticism.

5) — Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Này Hiền giả Sàriputta, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

6) Ở đây, này Hiền giả Sàriputta, Sa-môn Gotama thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Sa-môn Gotama tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Sa-môn Gotama không đúng sự thực. Pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp; và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

7) Chư Hiền giả, Thế Tôn đã nói khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố, không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, pháp được trả lời là thuận pháp, và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

 

8) “Therein, friends, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created by oneself, that is conditioned by contact. Also, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created by another, that too is conditioned by contact. Also, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created both by oneself and by another, that too is conditioned by contact. Also, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another, that too is conditioned by contact.

9) “Therein, friends, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created by oneself, it is impossible that they will experience [anything] without contact. Also, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created by another, it is impossible that they will experience [anything] without contact. Also, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created both by oneself and by another, it is impossible that they will experience [anything] without contact. Also, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another, it is impossible that they will experience [anything] without contact.”

8) Ở đây, này chư Hiền, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm; khổ ấy chính do duyên xúc… Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

9) Ở đây, này chư Hiền, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Và những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Và những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

 

10) The Venerable Ānanda heard this conversation between the Venerable Sāriputta and the wanderers of other sects.

11) Then, when he had walked for alms in Rājagaha and had returned from the alms round, after his meal he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported to the Blessed One the entire conversation between the Venerable Sāriputta and those wanderers of other sects. [The Blessed One said:]

12)–“Good, good, Ānanda! Anyone answering rightly would answer just as Sāriputta has done. I have said, Ānanda, that suffering is dependently arisen. Dependent on what? Dependent on contact. If one were to speak thus one would be stating what has been said by me and would not misrepresent me with what is contrary to fact; one would explain in accordance with the Dhamma, and no reasonable consequence of one’s assertion would give ground for criticism.

10) Tôn giả Ananda nghe câu chuyện giữa Tôn giả Sàriputta với các du sĩ ngoại đạo ấy.

11) Rồi Tôn giả Ananda, đi khất thực ở Vương Xá xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda đem tất cả câu chuyện xảy ra giữa Tôn giả Sàriputta và các du sĩ ngoại đạo trình bày lên Thế Tôn.

12) — Lành thay, lành thay, này Ananda! Sàriputta trả lời như vậy là trả lời một cách chơn chánh. Này Ananda, Ta nói rằng khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật, và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn, cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

 

13) “Therein, Ānanda, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created by oneself … [35] … and those who maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another, that too is conditioned by contact.

14) “Therein, Ānanda, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that suffering is created by oneself … and those who maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another, it is impossible that they will experience [anything] without contact.

15) “On one occasion, Ānanda, I was dwelling right here in Rājagaha, in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.

16) Then, in the morning, I dressed and, taking bowl and robe, I entered Rājagaha for alms. Then it occurred to me: ‘It is still too early to walk for alms in Rājagaha. Let me go to the park of the wanderers of other sects.’

13) Ở đây, này Ananda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm, khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

14) Ở đây, nàyAnanda, những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

15) Này Ananda, một thời Ta trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

16) Rồi này Ananda, vào buổi sáng Ta đắp y, cầm y bát đi vào Vương Xá để khất thực.

 

17-18) Then I went to the park of the wanderers of other sects. I exchanged greetings with those wanderers and, when we had concluded our greetings and cordial talk, I sat down to one side.

The wanderers then said to me as I was sitting to one side: … (the wanderers ask exactly the same question as they had asked Sāriputta and receive an identical reply) [36] … it is impossible that they will experience [anything] without contact.”

“It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir! How the entire meaning can be stated by a single phrase! Can this same meaning be stated in detail in a way that is deep and deep in implications?”

17) Rồi này Ananda, Ta suy nghĩ như sau: “Thật là quá sớm đi vào Vương Xá để khất thực. Vậy Ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo”.

18) Rồi này Ananda, Ta đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến Ta nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm. Sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, Ta ngồi xuống một bên.

Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Ta đang ngồi một bên:

19) “– Này Hiền giả Gotama, có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm. Này Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do người khác làm. Này Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Nay Hiền giả Gotama, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

20) Ở đây, Tôn giả Gotama thuyết như thế nào? Chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Tôn giả Gotama tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Tôn giả Gotama không đúng sự thật; pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích?”

21) Khi được nói vậy, này Ananda, Ta nói với các du sĩ ngoại đạo ấy:

“– Này chư Hiền, Ta đã nói khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp; và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích”.

22) Ở đây, chư Hiền giả, có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ do tự mình làm; khổ ấy chính do duyên xúc. Có những Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Có những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

23) Ở đây, chư Hiền giả, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp tuyên bố khổ do tự mình làm; họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc, sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

24) — Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Làm sao tất cả nghĩa được nói chỉ trong một câu. Bạch Thế Tôn, nếu nghĩa này được nói rộng ra, nghĩa này sẽ sâu thẳm và có vẻ được xem là sâu thẳm.

 

25) “Well then, Ānanda, clear up that same matter yourself.”

“Venerable sir, if they were to ask me: ‘Friend Ānanda, what is the source of aging-and-death, what is its origin, from what is it born and produced?’—being asked thus, I would answer thus: ‘Friends, aging-anddeath has birth as its source, birth as its origin; it is born and produced from birth.’ Being asked thus, I would answer in such a way. [37]

25) — Vậy này Ananda, Ông hãy trình bày nghĩa ấy ở đây.

26) — Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ananda, già, chết lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?” Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: “Già, chết, thưa các Tôn giả, lấy sanh làm nhân, lấy sanh tập khởi, lấy sanh tác sanh, lấy sanh làm hiện hữu”. Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

27) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ananda, sanh lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?”. Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời: “Sanh, thưa các Tôn giả, lấy hữu làm nhân, lấy hữu tập khởi, lấy hữu tác sanh, lấy hữu làm hiện hữu”. Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

28) Bạch Thế Tôn, nếu họ hỏi con: “Này Hiền giả Ananda, hữu lấy gì làm nhân, lấy gì tập khởi, lấy gì tác sanh, lấy gì làm hiện hữu?”. Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau: “Hữu, thưa các Tôn giả, lấy thủ làm nhân, lấy thủ tập khởi, lấy thủ tác sanh, lấy thủ làm hiện hữu”. Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như vậy.

 

29-31) “Venerable sir, if they were to ask me: ‘Friend Ānanda, what is the source of birth, what is its origin, from what is it born and produced?’—being asked thus, I would answer thus: ‘Friends, birth has existence as its source, existence as its origin; it is born and produced from existence…. Existence has clinging as its source … Clinging has craving as its source … Craving has feeling as its source … Feeling has contact as its source … Contact has the six sense bases as its source, the six sense bases as its origin; it is born and produced from the six sense bases. But with the remainderless fading away and cessation of the six bases for contact comes cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, aging-and-death, sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’ Being asked thus, venerable sir, I would answer in such a way.”

  

25 (5) Bhūmija – Bhùmija

 

1)…At Sāvatthı̄.

2) Then, in the evening, the Venerable Bhūmija emerged from seclusion and approached the Venerable Sàriputta. He exchanged greetings with the Venerable Sāriputta and, when they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:

3)–“Friend Sāriputta, some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that pleasure and pain are created by oneself; some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that pleasure and pain are created by another; some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that pleasure and pain are created both by oneself and by another; some ascetics and brahmins, proponents of kamma, maintain that pleasure and pain have arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another.

4) Now, friend Sāriputta, what does the Blessed One say about this? What does he teach? How should we answer if we are to state what has been said by the Blessed One and not misrepresent him with what is contrary to fact? And how should we explain in accordance with the Dhamma so that no reasonable consequence of our assertion would give ground for criticism?”

1)…Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Bhùmija, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng đậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Bhùmija thưa Tôn giả Sàriputta:

3) — Hiền giả Sàruputta, có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc do tự mình làm. Hiền giả Sàruputta, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc do người khác làm. Hiền giả Sariputta, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc do tự mình làm và do người khác làm. Hiền giả Sàriputta, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương về nghiệp, tuyên bố khổ lạc không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ lạc do tự nhiên sanh.

4) Ở đây, này Hiền giả Sàriputta, Thế Tôn thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng tôi trả lời như thế nào để đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố; chúng tôi không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật; pháp chúng tôi trả lời là thuận pháp; và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn không tìm được lý do để chỉ trích?

 

5)–“Friend, the Blessed One has said that pleasure and pain are dependently arisen. Dependent on what? Dependent on contact. If one were to speak thus one would be stating what has been said by the Blessed One and would not misrepresent him with what is contrary to fact; one would explain in accordance with the Dhamma, and no reasonable consequence of one’s assertion would give ground for criticism.

6) “Therein, friend, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that pleasure and pain are created by oneself, and those who maintain that pleasure and pain are created by another, and those who maintain that pleasure and pain are created both by oneself and by another, and those who maintain that pleasure and pain have arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another—in each case that is conditioned by contact.

 5) — Này Hiền giả, Thế Tôn đã nói lạc khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố, không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp, và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

6) Ở đây, này Hiền giả, các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm; lạc khổ ấy chính do duyên xúc. Các vị Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố là lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, lạc khổ do tự nhiên sanh; lạc khổ ấy chính do duyên xúc.

 

7) “Therein, friends, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that pleasure and pain are created by oneself, and those who maintain that pleasure and pain are created by another, and those who maintain that pleasure and pain are created both by oneself and by another, and those [39] who maintain that pleasure and pain have arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another—in each case it is impossible that they will experience [anything] without contact.”

7) Ở đây, này Hiền giả, các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Các Sa-môn, Bà-la-môn nào…(như trên)… Các Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, lạc khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

 

8) The Venerable Ānanda heard this conversation between the Venerable Sāriputta and the Venerable Bhūmija.

9) He then approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported to the Blessed One the entire conversation between the Venerable Sāriputta and the Venerable Bhūmija. [The Blessed One said:]

10)–“Good, good, Ānanda! Anyone answering rightly would answer just as Sāriputta has done. I have said, Ānanda, that pleasure and pain are dependently arisen. Dependent on what? Dependent on contact. If one were to speak thus one would be stating what has been said by me and would not misrepresent me with what is contrary to fact; one would explain in accordance with the Dhamma, and no reasonable consequence of one’s assertion would give ground for criticism.

8) Tôn giả Ananda được nghe chuyện này giữa Tôn giả Sàriputta với Tôn giả Bhùmija.

9) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda đem tất cả câu chuyện xảy ra như thế nào giữa Tôn giả Sàriputta với Tôn giả Bhùmija bạch lên Thế Tôn.

10) — Lành thay, lành thay! Này Ananda, Sàriputta trả lời như vậy là trả lời một cách chơn chánh. Này Ananda, Ta nói rằng khổ là do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thật; pháp được trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không có thể tìm được lý do để chỉ trích.

 

11) “Therein, Ānanda, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that pleasure and pain are created by oneself … and those who maintain that pleasure and pain have arisen fortuitously … in each case that is conditioned by contact.

12) “Therein, Ānanda, in the case of those ascetics and brahmins, proponents of kamma, who maintain that pleasure and pain are created by oneself … and those who maintain that pleasure and pain have arisen fortuitously … in each case it is impossible that they will experience [anything] without contact.

11) Ở đây, này Ananda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, lạc khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ lạc do tự nhiên sanh; khổ lạc ấy chính do duyên xúc.

12) Ở đây, này Ananda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện ấy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, lạc khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện ấy không xảy ra.

 

13-15) “Ānanda, when there is the body, because of bodily volition pleasure and pain arise [40] internally; when there is speech, because of verbal volition pleasure and pain arise internally; when there is the mind, because of mental volition pleasure and pain arise internally—and with ignorance as condition.

“Either on one’s own initiative, Ᾱnanda one generates that bodily volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally; or prompted by others one generates that bodily volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally. Either deliberately, Ānanda, one generates that bodily volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally; or undeliberately one generates that bodily volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally.

“Either on one’s own initiative, Ānanda, one generates that verbal volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally; or prompted by others one generates that verbal volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally.

Either deliberately, Ānanda, one generates that verbal volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally; or undeliberately one generates that verbal volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally.

13) Này Ananda, chỗ nào có thân, do nhân thân tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ. Chỗ nào có lời nói, này Ananda, do nhân khẩu tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ. Chỗ nào có ý, này Ananda, do nhân ý tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ.

14) Do duyên vô minh, hoặc tự chúng ta, này Ananda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc những người khác, này Ananda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc với ý thức rõ ràng, này Ananda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ananda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

15) Hoặc tự chúng ta, này Ananda, làm các khẩu hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc những người khác, này Ananda, làm các khẩu hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

 

16-18) “Either on one’s own initiative, Ānanda, one generates that mental volitional formation79 conditioned by which pleasure and pain arise internally; or prompted by others one generates that mental volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally. Either deliberately, Ānanda, one generates that mental volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally; or undeliberately one generates that mental volitional formation conditioned by which pleasure and pain arise internally.

“Ignorance is comprised within these states.80 But with the remainderless fading away and cessation of ignorance that body does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise internally; that speech does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise internally; that mind does not exist conditioned by which [41] that pleasure and pain arise internally.81 That field does not exist, that site does not exist, that base does not exist, that foundation does not exist conditioned by which that pleasure and pain arise internally.”

16) Hoặc với ý thức rõ ràng, này Ananda… (như trên)… Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ananda, làm các khẩu hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

17) Hoặc tự mình, này Ananda, làm các ý hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc những người khác, này Ananda, làm các ý hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

18) Hoặc với ý thức rõ ràng, này Ananda… (như trên)… Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ananda làm các ý hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

19) Này Ananda, trong sáu pháp này, đều bị vô minh chi phối. Này Ananda, với ly tham, đoạn diệt hoàn toàn vô minh, thân ấy không có; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Khẩu ấy không có; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Ý ấy không có; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Chúng không phải là đồng ruộng, chúng không phải là căn cứ, chúng không phải là xứ, chúng không phải là luận sự; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.

 

26 (6) Upavāṇa – Ưu-ba-ma-na

 

1)…At Sāvatthı̄.

2)nThen the Venerable Upavāṇa approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

3)–“Venerable sir, some ascetics and brahmins maintain that suffering is created by oneself; some ascetics and brahmins maintain that suffering is created by another; some ascetics and brahmins maintain that suffering is created both by oneself and by another; some ascetics and brahmins maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another.

4) Now, venerable sir, what does the Blessed One say about this? What does he teach? How should we answer if we are to state what has been said by the Blessed One and not misrepresent him with what is contrary to fact? And how should we explain in accordance with the Dhamma so that no reasonable consequence of our assertion would give ground for criticism?”

1). .. Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upavàna bạch Thế Tôn:

3) — Bạch Thế Tôn, có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm. Bạch Thế Tôn lại có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do người khác làm. Bạch Thế Tôn, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm và do người khác làm. Bạch Thế Tôn, lại có những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh.

4) Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết như thế nào, tuyên bố như thế nào? Và chúng con trả lời như thế nào để đáp đúng lời Thế Tôn tuyên bố; chúng con không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thực; pháp chúng con trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích?.

 

5)–“Upavāṇa, I have said that suffering is dependently arisen. Dependent on what? Dependent on contact. If one were to speak thus one would be stating what has been said by me and would not misrepresent me with what is contrary to fact; one would explain in accordance with the Dhamma, and no reasonable consequence of one’s assertion would give ground for criticism.

6) “Therein, Upavāṇa, in the case of those ascetics and brahmins who maintain that suffering is created by oneself, and those who maintain that suffering is created by another, and those who maintain that suffering is created both by oneself and by another, and those who maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another—in each case that is conditioned by contact. [42]

7) “Therein, Upavāṇa, in the case of those ascetics and brahmins who maintain that suffering is created by oneself, and those who maintain that suffering is created by another, and those who maintain that suffering is created both by oneself and by another, and those who maintain that suffering has arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another—in each case it is impossible that they will experience [anything] without contact.”

5) — Này Upavàna, Ta đã nói khổ do duyên mà sanh. Do duyên gì? Do duyên xúc. Nói như vậy là đáp đúng lời Ta tuyên bố, không xuyên tạc Ta không đúng sự thực; pháp được trả lời là thuận pháp và một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không tìm được lý do để chỉ trích.

6) Ở đây, này Upavàna, những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm ra; khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ không do mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh; khổ ấy chính do duyên xúc.

7) Ở đây, này Upavàna, những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ do tự mình làm, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn… (như trên)… Những Sa-môn, Bà-la-môn tuyên bố khổ không do tự mình làm, không do người khác làm, khổ do tự nhiên sanh. Họ chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện như vậy không xảy ra.

 

27 (7) Conditions – Duyên

 

1)…At Sāvatthı̄.

2)–“Bhikkhus, with ignorance as condition, volitional formations [come to be]; with volitional formations as condition, consciousness … Such is the origin of this whole mass of suffering.

3) “And what, bhikkhus, is aging-and-death? The aging of the various beings … (as in §2) … thus this aging and this death are together called aging-and-death.

1)… Trú ở Sàvatthi.

2) — Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành, hành duyên thức… (như trên)… Như vậy là tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, hủ bại, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị hủy diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

 

4-14) With the arising of birth there is the arising of aging-and-death; with the cessation of birth there is the cessation of agingand-death. Just this Noble Eightfold Path is the way leading to the cessation of aging-and-death; that is, right view, right intention, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, right concentration.

5) “And what, bhikkhus, is birth?… existence?… clinging?… [43] … craving?… feeling?… contact?… the six sense bases?… name-and-form? … consciousness?… volitional formations? There are these three kinds of volitional formations: the bodily volitional formation, the verbal volitional formation, the mental volitional formation. With the arising of ignorance there is the arising of volitional formations. With the cessation of ignorance there is the cessation of volitional formations. Just this Noble Eightfold Path is the way leading to the cessation of volitional formations; that is, right view … right concentration.

4) Do sanh khởi, già, chết khởi. Do sanh diệt, già, chết diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già, chết đoạn diệt tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh?…

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu?…

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ?…

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái?…

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ?…

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc?…

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ?…

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc?…

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức?… (xem như trên, chương Một, phẩm Một, II. 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13)

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

Do vô minh khởi, hành khởi. Do vô minh diệt, hành diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến sự đoạn diệt các hành. Tức là chánh tri kiến… chánh định.

 

15) “When, bhikkhus, a noble disciple thus understands the condition; thus understands the origin of the condition; thus understands the cessation of the condition; thus understands the way leading to the cessation of the condition,84 he is then called a noble disciple who is accomplished in view, accomplished in vision, who has arrived at this true Dhamma, who sees this true Dhamma, who possesses a trainee’s knowledge, a trainee’s true knowledge, who has entered the stream of the Dhamma, a noble one with penetrative wisdom, one who stands squarely before the door to the Deathless.”

 15) Này các Tỷ-kheo, do vị Thánh đệ tử biết duyên như vậy, duyên tập khởi như vậy, duyên đoạn diệt như vậy; biết rõ con đường đưa đến đoạn diệt như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là đạt tri kiến, đạt kiến, đã đạt đến diệu pháp này, thấy được diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

 

28 (8) Bhikkhu – Vị Tỷ Kheo

 

1)…At Sāvatthı̄.

2) “Herein,

3-26) Bhikkhus, a bhikkhu understands aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He understands birth … existence … clinging [44] … craving … feeling … contact … the six sense bases … name-and-form … consciousness … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation.

“And what, bhikkhus, is aging-and-death?… (as in preceding sutta) … Just this Noble Eightfold Path is the way leading to the cessation of volitional formations; that is, right view … right concentration.

“When, bhikkhus, a bhikkhu thus understands agingand-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.

1)… Trú ở Sàvatthi.

2) Tại đây…

3) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hiểu rõ già, chết, hiểu rõ già, chết tập khởi, hiểu rõ già, chết đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt…(như trên)…

4)… Hiểu rõ sanh…

5)… Hiểu rõ hữu…

6)… Hiểu rõ thủ…

7)… Hiểu rõ ái…

8)… Hiểu rõ thọ…

9)… Hiểu rõ xúc…

10)… Hiểu rõ sáu xứ…

11)… Hiểu rõ danh sắc…

12)… Hiểu rõ thức…

13)… Hiểu rõ hành, hiểu rõ hành tập khởi, hiểu rõ hành đoạn diệt.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị hủy diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là chết. Như vậy đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

15) Do sanh khởi, già, chết khởi. Do sanh diệt, già, chết diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già, chết đoạn diệt, tức là chánh tri kiến… chánh định.

16-24) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh… (như trên)… Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu… Này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ… Này các Tỷ-kheo, thế nào là ái… là thọ… là xúc… là sáu xứ… là danh sắc… là thức?…

25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có ba hành này, này các Tỷ-kheo: thân hành, khẩu hành, ý hành. Ba hành này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hành.

Do vô minh khởi nên hành khởi. Do vô minh diệt nên hành diệt. Ðây chính là Thánh đạo tám ngành đưa đến hành đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến…(như trên)…chánh định.

26) Này các Tỷ-kheo, do Tỷ-kheo biết rõ già, chết như vậy, biết rõ già, chết tập khởi như vậy, biết rõ già, chết đoạn diệt như vậy, biết rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt như vậy.

 

27-37) When he thus understands birth … existence … clinging … craving … feeling … contact … the six sense bases … name-and-form … consciousness … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation, he is then called a bhikkhu who is accomplished in view, accomplished in vision, who has arrived at this true Dhamma, who sees this true Dhamma, who possesses a trainee’s knowledge, a trainee’s true knowledge, who has entered the stream of the Dhamma, a noble one with penetrative wisdom, one who stands squarely before the door to the Deathless.”

27-36) Do biết rõ sanh như vậy… hữu… thủ…ái…thọ…xúc…sáu xứ…danh sắc… thức… Do biết rõ hành như vậy, biết rõ hành tập khởi như vậy, biết rõ hành đoạn diệt như vậy, do biết rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt như vậy.

37) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy được gọi là đạt tri kiến, đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, thấy được diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ, đã đứng gõ vào cửa bất tử.

 

29 (9) Ascetics and Brahmins (1) – Sa Môn, Bà La Môn

 

1)…At Sāvatthı̄.

2-12)–“Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not fully understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation;86 who do not fully understand birth … existence … clinging … craving … feeling … contact … the six sense bases … name-and-form … consciousness … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.

1)…Trú ở Sàvatthi.

2-12) — Ở đây, này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không hiểu rõ già, chết, không hiểu rõ già, chết tập khởi, không hiểu rõ già, chết đoạn diệt, không hiểu rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt, không hiểu rõ sanh…(như trên)… Hữu…thủ…ái…thọ…xúc…sáu xứ…danh sắc…thức… không hiểu rõ hành, không hiểu rõ hành tập khởi, không hiểu rõ hành đoạn diệt, không hiểu rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt.

13) Những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những Tôn giả ấy cũng không có thể ngay trong đời sống hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.

 

14-25) “But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who fully understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who fully understand birth … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”

14-24) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào hiểu rõ già, chết, hiểu rõ già, chết tập khởi, hiểu rõ già, chết đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến già, chết đoạn diệt, hiểu rõ sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… hiểu rõ hành, hiểu rõ hành tập khởi, hiểu rõ hành đoạn diệt, hiểu rõ con đường đưa đến hành đoạn diệt.

25) Những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn. Và những Tôn giả ấy ngay trong đời sống hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.

 

30 (10) Ascetics and Brahmins (2) – Sa Môn, Bà La Môn

 

1-2)…At Sāvatthı̄.

3)–“Bhikkhus, as to those ascetics or brahmins who do not understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: it is impossible that they will abide having transcended aging-and-death.

1)… Trú ở Sàvatthi.

2) Ở đây…

3) — Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không biết già, chết, không biết già, chết tập khởi, không biết già, chết đoạn diệt, không biết con đường đưa đến già, chết đoạn diệt; họ chắc chắn vượt qua già, chết và an trú; sự kiện như vậy không xảy ra.

 

4-13) As to those ascetics and brahmins who do not understand birth … existence … clinging … craving … feeling … contact … the six sense bases … name-andform … consciousness … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: it is impossible that they will abide having transcended volitional formations.

4-12) Không biết sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức…

13) Không biết hành, không biết hành tập khởi, không biết hành đoạn diệt, không biết con đường đưa đến hành đoạn diệt, họ chắc chắn vượt qua các hành và an trú; sự kiện như vậy không xảy ra.

 

14-23) “But, bhikkhus, as to those ascetics or brahmins who understand aging-and-death, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: it is possible that they will abide having transcended aging-and-death. As to those ascetics and brahmins who understand birth … volitional formations, their origin, their cessation, and the way leading to their cessation: it is possible that they will abide having transcended volitional formations.”

14) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết già, chết, biết già, chết tập khởi, biết già, chết đoạn diệt, biết con đường đưa đến già, chết đoạn diệt; họ chắc chắn vượt qua già, chết và an trú, sự kiện như vậy có xảy ra.

15-23) Biết sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… sáu xứ… danh sắc… thức… biết hành, biết hành tập khởi, biết hành đoạn diệt; biết con đường đưa đến hành đoạn diệt; họ chắc chắn vượt qua các hành và an trú; sự kiện như vậy có xảy ra.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/Connected_Discourses_of_the_Buddha(Samyutta_Nikaya).Vol.I.pdf