113. Chương 113. Kinh Chân nhân – MN 113. The True Man – Song ngữ

Majjhima Nikaya – Middle-length Discourses of the Buddha

Trung Bộ Kinh

Anh ngữ: Bhikkhu Ñāṇamoli      

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu

Compile: Lotus group

Part III – Majjhima Nikaya – Middle Length Discourses – Trung Bộ Kinh

Chương 113. Kinh Chân nhân – MN 113. The True Man – (Sappurisa sutta)

 

  1. Thus have I heard.

Như vầy tôi nghe.

 

On one occasion the Blessed One was living at Savatth3 in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There he addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” – “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo” — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Bhikkhus, I shall teach you the character of a true man and the character of an untrue man. Listen and attend closely to what I shall say.” – “Yes, venerable sir,” the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Chân nhân pháp và phi Chân nhân pháp. Các Ông hãy nghe và suy nghiệm kỹ Ta sẽ giảng” — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau: 

 

  1. “Bhikkhus, what is the character of an untrue man? Here an untrue man who has gone forth from an aristocratic family considers thus: ‘I have gone forth from an aristocratic family; but these other bhikkhus have not gone forth from aristocratic families.’ So he lauds himself and disparages others because of his aristocratic family. This is the character of an untrue man.

“But a true man considers thus: ‘It is not because of one’s aristocratic family that states of greed, hatred, or delusion are destroyed. Even though someone may not have gone forth from an aristocratic family, yet if he has entered upon the way that accords with the Dhamma, entered upon the proper way, [38] and conducts himself according to the Dhamma, he should be honoured for that, he should be praised for that.’ So, putting the practice of the way first, he neither lauds himself nor disparages others because of his aristocratic family. This is the character of a true man.

— Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Chân nhân pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình cao sang. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta xuất gia từ một gia đình cao sang. Còn các Tỷ-kheo, này không xuất gia từ một gia đình cao sang”. Vì người ấy thuộc gia đình cao sang nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì thuộc một gia đình cao sang mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia, không phải từ một gia đình cao sang, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ (patipadam) làm chánh yếu (antaram?) không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình cao sang. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

4-6. “Moreover, an untrue man who has gone forth from a great family … from a wealthy family … from an influential family considers thus: ‘I have gone forth from an influential family; but these other bhikkhus have not gone forth from influential families.’ So he lauds himself and disparages others because of his influential family. This too is the character of an untrue man.

“But a true man considers thus: ‘It is not because of one’s influential family that states of greed, hatred, or delusion are destroyed. Even though someone may not have gone forth from an influential family, yet if he has entered upon the way that accords with the Dhamma, entered upon the proper way, and conducts himself according to the Dhamma, he should be honoured for that, he should be praised for that.’ So, putting the practice of the way first, he neither lauds himself nor disparages others because of his influential family. This too is the character of a true man.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân xuất gia từ một gia đình lớn…. xuất gia từ một gia đình đại phú… xuất gia từ một gia đình quý phái. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta xuất gia từ một gia đình quý phái, còn các Tỷ-kheo này không xuất gia từ một gia đình quý phái”. Vì người ấy thuộc gia đình quý phái, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì thuộc về một gia đình quý phái mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không phải từ một gia đình quý phái và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy được sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu không khen mình chê người vì tự mình thuộc vào gia đình quý phái. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

  1. “Moreover, an untrue man who is well known and famous considers thus: ‘I am well known and famous; but these other bhikkhus are unknown and of no account.’ So he lauds himself and disparages others because of his renown. This too is the character of an untrue man.

“But a true man considers thus: ‘It is not because of one’s renown that states of greed, hatred, or delusion are destroyed. Even though someone may not be well known and famous, yet if he has entered upon the way that accords with the Dhamma, entered upon the proper way, and conducts himself according to the Dhamma, he should be honoured for that, he should be praised for that.’ So, putting the practice of the way first, he neither lauds himself nor disparages others because of his renown. This too is the character of a true man. [39]

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân được nhiều người biết, có danh xưng. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta được nhiều người biết, có danh xưng, còn các Tỷ-kheo này được ít người biết đến, không được trọng vọng”. Vì người ấy tự mình được nhiều người biết đến nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, người Chân Nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì mình được nhiều người biết đến mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không được nhiều người biết, không có danh xưng, và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình được nhiều người biết và danh xưng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

  1. “Moreover, an untrue man who gains robes, almsfood, resting places, and requisites of medicine considers thus: ‘I gain robes, almsfood, resting places, and requisites of medicine; but these other bhikkhus do not gain these things.’ So he lauds himself and disparages others because of gain. This too is the character of an untrue man.

“But a true man considers thus: ‘It is not because of gain that states of greed, hatred, or delusion are destroyed. Even though someone has no gain, yet if he has entered upon the way that accords with the Dhamma, entered upon the proper way, and conducts himself according to the Dhamma, he should be honoured for that, he should be praised for that.’ So, putting the practice of the way first, he neither lauds himself nor disparages others because of gain. This too is the character of a true man.

9-20. “Moreover, an untrue man who is learned … who is expert in the Discipline … [40] … who is a preacher of the Dhamma … who is a forest dweller … who is a refuse-rag wearer … [41] … an almsfood eater … a tree-root dweller … [42] … a charnel-ground dweller … an open-air dweller … a continual sitter … an any-bed user … a one-session eater considers thus: ‘I am a one-session eater; but these other bhikkhus are not one-session eaters.’  So he lauds himself and disparages others because of his being a one-session eater. This too is the character of an untrue man.

“But an untrue man considers thus: ‘It is not because of being a one-session eater that states of greed, hatred, or delusion are destroyed. Even though someone may not be a onesession eater, yet if he has entered upon the way that accords with the Dhamma, entered upon the proper way, and conducts himself according to the Dhamma, he should be honoured for that, he should be praised for that.’ So, putting the practice of the way first, he neither lauds himself nor disparages others because of his being a one-session eater. This too is the character of a true man.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân được các vật (cúng dường) như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta nhận được các vật (cúng dường) như y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh, còn các Tỷ-kheo này không nhận được y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh”. Vì người ấy thâu nhận được như vậy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình nhận được các vật (cúng dường như) y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bịnh mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người xuất gia không nhận được các vật (cúng dường như) y phục, các đồ ăn khất thực, sàng tọa, y liệu trị bệnh và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp hành, trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người tự mình được thâu nhận như vậy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo có người phi Chân nhân là người nghe nhiều. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người nghe nhiều, còn các Tỷ-kheo này không nghe nhiều”. Người ấy do được nghe nhiều nên khen mình chê người. Như vậy này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, Người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì nghe nhiều mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu có người không nghe nhiều và người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình được nghe nhiều. Như vậy này các Tỷ-kheo là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là bậc trì luật. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là bậc trì luật, còn các Tỷ-kheo này không là bậc trì luật”. Do tự mình trì luật, người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp. 

Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình là bậc trì luật mà các tham pháp đi đến đoạn trừ hay các sân pháp đi đến đoạn trừ hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu có người không phải là bậc trì luật, những người này hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc trì luật. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người thuyết pháp. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người thuyết pháp, còn các Tỷ-kheo này không phải là người thuyết pháp”. Vì tự mình là người thuyết pháp, nên người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Không phải do tự mình là bậc thuyết pháp mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không phải là người thuyết pháp, nhưng hành trì đúng pháp, và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc thuyết pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người theo hạnh sống ở núi rừng. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người theo hạnh sống ở rừng núi, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống ở rừng núi”. Người ấy vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh sống ở rừng núi nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống ở rừng núi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh mặc phấn tảo y. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người theo hạnh mặc phấn tảo y. Còn các Tỷ-kheo này không là người theo hạnh mặc phấn tảo y”. Người này do tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh mặc phấn tảo y mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh mặc phấn tảo y nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình mặc phấn tảo y. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người theo hạnh khất thực. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta theo hạnh khất thực, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh khất thực”. Người ấy, do tự mình theo hạnh khất thực nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh khất thực mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh khất thực nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người, vì tự mình theo hạnh khất thực. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người phi Chân nhân theo hạnh sống dưới gốc cây. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người theo hạnh sống dưới gốc cây, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh sống dưới gốc cây”. Người ấy do tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây nên khen mình chê người Như vậy, này các Tỷ-kheo là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Không phải vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh sống dưới gốc cây, nhưng người ấy hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh và hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình theo hạnh sống dưới gốc cây. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân theo hạnh sống tại nghĩa địa… theo hạnh sống ngoài trời… theo hạnh thường ngồi (không nằm)… Theo hạnh ngồi tại chỗ mời… theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi, còn các Tỷ-kheo này không theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi. Do tự mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Không phải vì mình theo hạnh chỉ ăn một lần ngồi mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ. Nếu một người không theo hạnh chỉ ăn một lần nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chơn chánh, hành trì thuận pháp, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán”. Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chánh yếu, không khen mình chê người vì tự mình sống chỉ ăn một lần ngồi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

  1. “Moreover, quite secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, an untrue man enters upon and abides in the first jhana, which is accompanied by applied and sustained thought, with rapture and pleasure born of seclusion. He considers thus: ‘I have gained the attainment of the first jhana; but these other bhikkhus have not gained the attainment of the first jhana.’ So he lauds himself and disparages others because of his attainment of the first jhana. This too is the character of an untrue man.

“But a true man considers thus: ‘Non-identification even with the attainment of the first jhana has been declared by the Blessed One; for in whatever way they conceive, the fact is ever other than that.’  [43] So, putting non-identification first, he neither lauds himself nor disparages others because of his attainment of the first jhana. This too is the character of a true man.

 

22-24. “Moreover, with the stilling of applied and sustained thought, an untrue man enters upon and abides in the second jhana … With the fading away as well of rapture … he enters upon and abides in the third jhana … With the abandoning of pleasure and pain … he enters upon and abides in the fourth jhana …

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tâm có tứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta là người chứng được sơ Thiền, các người Tỷ-kheo này không chứng được sơ Thiền”. Người ấy do tự mình chứng được sơ Thiền nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Định sơ Thiền, tự tánh là vô tham ái, Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng được định sơ Thiền. Như vậy, này các Tỷ-kheo là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân pháp diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhứt tâm… Thiền thứ ba… chứng và trú Thiền thứ tư. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng đắc định Thiền thứ tư. Còn các Tỷ-kheo này không chứng đắc định Thiền thứ tư”. Người ấy vì chứng đắc định Thiền thứ tư ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Định Thiền thứ tư, tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì chứng đắc định Thiền thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

  1. “Moreover, with the complete surmounting of perceptions of form, with the disappearance of perceptions of sensory impact, with non-attention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite,’ an untrue man enters upon and abides in the base of infinite space …

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, người ấy nghĩ rằng: “Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Không vô biên xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Không vô biên xứ”. Người ấy, vì chứng được định Không vô biên xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

 

  1. “Moreover, by completely surmounting the base of infinite space, aware that ‘consciousness is infinite,’ an untrue man enters upon and abides in the base of infinite consciousness … [44] …

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo suy nghĩ như sau: “Định Không vô biên, xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ như thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Không vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

  1. “Moreover, by completely surmounting the base of infinite consciousness, aware that ‘there is nothing,’ an untrue man enters upon and abides in the base of nothingness …

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân, vượt lên Không vô biên xứ, nghĩ rằng: “Thức là vô biên” chứng và trú Thức vô biên xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Thức Vô biên xứ, còn các Tỷ-kheo này không chứng được định Thức vô biên xứ”. Người ấy vì chứng được định Thức vô biên xứ ấy nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

 

  1. “Moreover, by completely surmounting the base of nothingness, an untrue man enters upon and abides in the base of neither-perception-nor-non-perception. He considers thus: ‘I have gained the attainment of the base of neither-perceptionnor-non-perception; but these other bhikkhus have not gained the attainment of the base of neither-perception-nor-non-perception.’ So he lauds himself and disparages others because of his attainment of the base of neither-perception-nor-non-perception. This too is the character of an untrue man.

“But a true man considers thus: ‘Non-identification even with the attainment of the base of neither-perception-nor-non perception has been declared by the Blessed One; for in whatever way they conceive, the fact is ever other than that.’ So, putting non-identification first, he neither lauds himself nor disparages others because of his attainment of the base of neitherperception-nor-non-perception. This too is the character of a true man. [45]

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Định Thức vô biên xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này, thế khác, thời tự tánh liền đổi khác”Ẩ Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chính yếu, không khen mình chê người vì chứng được định Thức vô biên xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân vượt lên một cách hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có sở hữu” chứng và trú Vô sở hữu xứ. Người ấy suy nghĩ như sau: “Ta chứng được định Vô sở hữu xứ còn, các Tỷ-kheo này không chứng được định Vô sở hữu xứ”. Người ấy, vì chứng được định Vô sở hữu xứ ấy, nên khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp. 

Và người Chân nhân, này các Tỷ-kheo, suy nghĩ như sau: “Định Phi tưởng phi phi tưởng xứ tự tánh là vô tham ái. Thế Tôn đã nói như vậy. Những ai nghĩ thế này thế khác thời tự tánh liền đổi khác”. Người ấy sau khi lấy vô tham ái làm chánh yếu, không khen mình chê người vì định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.

 

  1. “Moreover, by completely surmounting the base of neither-perception-nor-non-perception, a true man enters upon and abides in the cessation of perception and feeling. And his taints are destroyed by his seeing with wisdom. This bhikkhu does not conceive anything, he does not conceive in regard to anything, he does not conceive in any way.”

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người Chân nhân sau khi vượt lên Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này không nghĩ mình là bất cứ vật gì, không nghĩ đến bất cứ chỗ nào, không nghĩ đến bất cứ vì sự việc gì.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thuvienhoasen.org/p15a977/113-kinh-chan-nhan-sappurisa-sutta
  2. http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/
  3. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Middle_Length_Discourses(Majjhima_Nikaya), Nanamoli, Bodhi, 1995.pdf
  4. https://theravada.vn/113-kinh-chan-nhan-sappurisa-sutta-kinh-trung-bo/