106. Chương 106. Kinh Bất động lợi ích – MN 106. The Way to the Imperturbable – Song ngữ

Majjhima Nikaya – Middle-length Discourses of the Buddha

Trung Bộ Kinh

Anh ngữ: Bhikkhu Ñāṇamoli      

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu

Compile: Lotus group

Part III – Majjhima Nikaya – Middle Length Discourses – Trung Bộ Kinh

Chương 106. Kinh Bất động lợi ích – MN 106. The Way to the Imperturbable – (Anenjasappàya sutta).

  

  1. Thus have I heard.

Như vầy tôi nghe.

 

On one occasion the Blessed One was living in the Kuru country at a town of the Kurus named Kammasadhamma. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus.” – “Venerable sir,” they replied. The Blessed One said this:

Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kuru (Câu-lâu). Kammassadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) là thị trấn của dân chúng Kuru. Tại đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. — “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

 

  1. “Bhikkhus, sensual pleasures are impermanent, hollow, false, deceptive; they are illusory, the prattle of fools. Sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come, [262] sensual perceptions here and now and sensual perceptions in lives to come – both alike are Mara’s realm, Mara’s domain, Mara’s bait, Mara’s hunting ground. On account of them, these evil unwholesome mental states such as covetousness, ill will, and presumption arise, and they constitute an obstruction to a noble disciple in training here.

— Này các Tỷ-kheo, các dục là vô thường, trống rỗng, giả dối, thuộc ngu si tánh. Này các Tỷ-kheo, đây là lời chào xáo của kẻ ngu xây dựng trên giả dối. Các dục hiện tại, và các dục tương lai, các dục tưởng hiện tại và các dục tưởng tương lai, cả hai đều thuộc lãnh vực của ma, là cảnh giới của ma, là chỗ dinh dưỡng của ma, là chỗ ăn uống của ma.

 

The Imperturbable

Bất động

“Therein, bhikkhus, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come … constitute an obstruction to a noble disciple in training here. Suppose I were to abide with a mind abundant and exalted, having transcended the world and made a firm resolution with the mind.  When I do so, there will be no more evil unwholesome mental states such as covetousness, ill will, and presumption in me, and with the abandoning of them my mind will be unlimited, immeasurable, and well developed.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base.  Once there is full confidence, he either attains to the imperturbable now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the imperturbable.  This, bhikkhus, is declared to be the first way directed to the imperturbable.

Ở đây, các ác bất thiện ý này dẫn đến tham dục, sân hận, khích động, và chính những pháp ấy tác thành chướng ngại ở đây cho Thánh đệ tử học tập. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Các dục hiện tại và các dục tương lai… cho Thánh đệ tử học tập. Vậy ta hãy an trú với tâm quảng đại, đại hành, sau khi chiến thắng thế giới, sau khi xác định vị trí của ý. Khi ta an trú với tâm quảng đại, đại hành chiến thắng thế giới, xác định vị trí của ý, các ác bất thiện ý: tham dục, sân hận, khích động sẽ không khởi lên; với các pháp ấy được đoạn trừ, tâm của ta không trở thành hạn hẹp, trái lại thành vô lượng, khéo tu tập”. Trong khi ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu bất động ngay hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến (samvattanikam vinnanam) có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Bất động”.

 

  1. “Again, bhikkhus, a noble disciple considers thus: ‘[There are] sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come, sensual perceptions here and now and sensual perceptions in lives to come; whatever material form [there is], all material form is the four great elements and the material form derived from the four great elements.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base. Once there is full confidence, he either attains to the imperturbable now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the imperturbable. This, bhikkhus, is declared to be the second way directed to the imperturbable. [263]

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại, và những dục tưởng tương lai, phàm bất cứ sắc pháp gì, là bốn đại chủng và sắc do bốn đại tạo thành”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Bất động.

 

  1. “Again, bhikkhus, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come, sensual perceptions here and now and sensual perceptions in lives to come, material forms here and now and material forms in lives to come, perceptions of forms here and now and perceptions of forms in lives to come – both alike are impermanent. What is impermanent is not worth delighting in, not worth welcoming, not worth holding to.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base. Once there is full confidence, he either attains to the imperturbable now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the imperturbable. This, bhikkhus, is declared to be the third way directed to the imperturbable.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những sắc tưởng hiện tại và những sắc tưởng tương lai, cả hai đều vô thường. Cái gì vô thường thời không đáng để được hoan hỷ, không đáng để được hoan nghênh, không đáng để được chấp trước”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Bất động ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Bất động. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Bất động.

 

The base of nothingness

Vô hữu xứ

 

  1. “Again, bhikkhus, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come, sensual perceptions here and now and sensual perceptions in lives to come, material forms here and now and material forms in lives to come, perceptions of forms here and now and perceptions of forms in lives to come, and perceptions of the imperturbable – all are perceptions. Where these perceptions cease without remainder, that is the peaceful, that is the sublime, namely, the base of nothingness.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base. Once there is full confidence, he either attains to the base of nothingness now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the base of nothingness. This, bhikkhus, is declared to be the first way directed to the base of nothingness.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại… và những sắc tưởng tương lai, và những bất động tưởng, tất cả tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là vô sở hữu”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ nhất hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

 

  1. “Again, bhikkhus, a noble disciple, gone to the forest or to the root of a tree or to an empty hut, considers thus: ‘This is void of a self or of what belongs to a self.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base. Once there is full confidence, he either attains to the base of nothingness now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the base of nothingness. This, bhikkhus, is declared to be the second way directed to the base of nothingness.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đi đến khu rừng hay đi đến dưới gốc cây và suy nghĩ như sau: “Trống không là tự ngã hay ngã này sở hữu”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong giới xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ ngay trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là đệ nhị hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

 

  1. “Again, bhikkhus, a noble disciple considers thus: ‘I am not anything belonging to anyone anywhere, [264] nor is there any thing belonging to me in anyone anywhere.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base. Once there is full confidence, he either attains to the base of nothingness now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the base of nothingness. This, bhikkhus, is declared to be the third way directed to the base of nothingness.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Ta không có bất cứ chỗ nào, cho ai và trong hình thức nào, và sở thuộc của ta không có bất cứ chỗ nào, (cho ai) và trong hình thức nào”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó). Với tâm an tịnh, vị ấy thành tựu Vô sở hữu xứ trong hiện tại hay thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Vô sở hữu xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo được gọi là đệ tam hành đạo về lợi ích Vô sở hữu xứ.

 

The base of neither-perception-nor-non-perception

Phi tưởng, phi phi tưởng xứ

 

“Again, bhikkhus, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come, sensual perceptions here and now and sensual perceptions in lives to come, material forms here and now and material forms in lives to come, perceptions of forms here and now and perceptions of forms in lives to come, perceptions of the imperturbable, and perceptions of the base of nothingness – all are perceptions. Where these perceptions cease without remainder, that is the peaceful, that is the sublime, namely, the base of neither perception-nor-non-perception.’ When he practises in this way and frequently abides thus, his mind acquires confidence in this base. Once there is full confidence, he either attains to the base of neither-perception-nor-non-perception now or else he decides upon [perfecting] wisdom. On the dissolution of the body, after death, it is possible that this consciousness of his, leading [to rebirth], may pass on [to rebirth] in the base of neither-perceptionnor-non-perception. This, bhikkhus, is declared to be the way directed to the base of neither-perception-nor-non-perception.”

Và lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại… và những sắc tưởng và những Bất động tưởng, và những Vô sở hữu xứ tướng, tất cả các tưởng, chỗ nào các tưởng ấy được đoạn diệt không có dư tàn, như vậy là tịch tịnh, như vậy là thù diệu, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Trong khi vị ấy hành trì như vậy, an trú nhiều lần như vậy, tâm trí trở thành an tịnh trong trú xứ (của nó). Với tâm an tịnh vị ấy có thể thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ ngay trong hiện tại, hoặc thiên nặng về trí tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, sự tình này xảy ra, thức diễn tiến ấy có thể tùy theo đây đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, được gọi là hành đạo về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 

Nibbana

Niết-bàn

 

  1. When this was said, the venerable Ananda said to the Blessed One:

–“Venerable sir, here a bhikkhu is practising thus: ‘If it were not, it would not be mine; it will not be and it will not be mine. What exists, what has come to be, that I am abandoning. ‘Thus he obtains equanimity.  Venerable sir, does such a bhikkhu attain Nibbana?”

— “One bhikkhu here, Ananda, might attain Nibbana, another bhikkhu here might not attain Nibbana.”

— “What is the cause and reason, venerable sir, why one bhikkhu here might attain Nibbana, while another bhikkhu here might not attain Nibbana?”

— “Here, Ananda, a bhikkhu is practising thus: ‘If it were not, it would not be mine; it will not be and it will not be mine. What exists, [265] what has come to be, that I am abandoning.’ Thus he obtains equanimity. He delights in that equanimity, welcomes it, and remains holding to it. As he does so, his consciousness becomes dependent on it and clings to it. A bhikkhu, Ananda, who is affected by clinging does not attain Nibbana.”

Khi được nói như vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn: 

— Ở đây, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: “Nếu (trước) không có như vậy, thời có thể không là của ta; nếu (nay) không có như vậy thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Và như vậy vị ấy được xả. Bạch Thế Tôn, môt vị Tỷ-kheo như vậy có chứng được cứu cánh Niết-bàn không?

— Ở đây, này Ananda, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng được cứu cánh Niết-bàn.

— Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, ở đây, một số Tỷ-kheo có thể chứng được cứu cánh Niết-bàn, và ở đây, một số Tỷ-kheo có thể không chứng cứu cánh Niết-bàn? 

— Ở đây, này Ananda, một Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: “Nếu (trước) không có như vậy thời có thể không là của ta. Nếu (nay) không có như vậy, thời có thể sẽ không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Và như vậy vị ấy được xả. Vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy. Do vị ấy hoan hỷ trong xả ấy, hoan nghênh, chấp trước xả ấy, thức lệ thuộc xả ấy và thủ trước xả ấy. Có thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo không chứng cứu cánh Niết-bàn.

 

  1. “But, venerable sir, when that bhikkhu clings, what does he cling to?”

— “To the base of neither-perception-nor-non-perception, Ananda.”

— “When that bhikkhu clings, venerable sir, it seems he clings to the best [object of] clinging.”

— “When that bhikkhu clings, Ananda, he clings to the best [object of] clinging; for this is the best [object of] clinging, namely, the base of neither-perception-nor-non-perception.

— Bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo ấy thủ trước là thủ trước chỗ nào?

— Này Ananda, Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

— Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng?

— Này Ananda, Vị Tỷ-kheo ấy thủ trước, thủ trước như vậy là thủ trước tối thượng. Này Ananda, đây là thủ trước tối thượng, tức là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 

  1. “Here, Ananda, a bhikkhu is practising thus: ‘If it were not, it would not be mine; it will not be and it will not be mine. What exists, what has come to be, that I am abandoning.’ Thus he obtains equanimity. He does not delight in that equanimity, welcome it, or remain holding to it. Since he does not do so, his consciousness does not become dependent on it and does not cling to it. A bhikkhu, Ananda, who is without clinging attains Nibbana.”

Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo hành trì như vậy và suy nghĩ: “Nếu (trước) không có như vậy thời có thể không là của ta. Nếu (nay) không có như vậy, thời có thể không là của ta. Ta đoạn trừ những gì hiện có và những gì đã có”. Như vậy, vị ấy được xả, vị ấy không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không chấp trước xả ấy. Do vị ấy không hoan hỷ trong xả ấy, không hoan nghênh, không thủ trước xả ấy, thức không lệ thuộc xả ấy và không thủ trước xả ấy. Không thủ trước, này Ananda, vị Tỷ-kheo chứng cứu cánh Niết-bàn.

 

  1. “It is wonderful, venerable sir, it is marvellous! The Blessed One, indeed, has explained to us the crossing of the flood in dependence upon one support or another. But, venerable sir, what is noble liberation?”

— “Here, Ananda, a noble disciple considers thus: ‘Sensual pleasures here and now and sensual pleasures in lives to come, sensual perceptions here and now and sensual perceptions in lives to come, material forms here and now and material forms in lives to come, perceptions of forms here and now and perceptions of forms in lives to come, perceptions of the imperturbable, perceptions of the base of nothingness, and perceptions of the base of neither-perception-nor-non-perception – this is personality as far as personality extends.  This is the Deathless, namely, the liberation of the mind through not clinging.’

— Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Chính mười y cứ sự này sự kia, bạch Thế Tôn, sự vượt thoát dòng nước mạnh đã được Thế Tôn nói lên. Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là Thánh giải thoát?

— Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Những dục hiện tại và những dục tương lai, những dục tưởng hiện tại và những dục tưởng tương lai, những sắc pháp hiện tại và những sắc pháp tương lai, những Bất động tưởng, những Vô sở hữu xứ tưởng, và những Phi tưởng phi phi tưởng xứ tưởng, cái gì thuộc tự thân, là tự thân. Đây là bất tử tức là tâm giải thoát không thủ trước”. Này Ananda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết giảng. 

 

  1. “Thus, Ananda, I have taught the way directed to the imperturbable, I have taught the way directed to the base of nothingness, I have taught the way directed to the base of neither-perception-nor-non-perception, I have taught the crossing of the flood in dependence upon one support or another, I have taught noble liberation.

Này Ananda, đây là đạo lộ về lợi ích Bất động được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Vô sở hữu xứ được Ta thuyết giảng, đạo lộ về lợi ích Phi tưởng phi phi tưởng xứ được Ta thuyết giảng, là sự vượt qua dòng nước mạnh do y cứ sự này sự kia được Ta thuyết giảng, Thánh giải thoát được Ta thuyết giảng. 

 

  1. “What should be done for his disciples out of compassion by a teacher who seeks their welfare and has compassion for them, [266] that I have done for you, Ananda. There are these roots of trees, these empty huts. Meditate, Ananda, do not delay, or else you will regret it later. This is our instruction to you.”

Những gì, này Ananda, vị Đạo sư cần phải làm, vì lòng từ mẫn mưu tìm hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy đã được Ta làm, vì lòng từ mẫn của Ta đối với Ông. Này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những khoảng trống. Hãy tu Thiền, này Ananda, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Đây là lời dạy của Ta cho Ông.

 

That is what the Blessed One said. The venerable Ananda was satisfied and delighted in the Blessed One’s words.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://thuvienhoasen.org/p15a927/106-kinh-bat-dong-loi-ich-anenjasappaya-sutta
  2. http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/
  3. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Middle_Length_Discourses(Majjhima_Nikaya), Nanamoli, Bodhi, 1995.pdf
  4. https://theravada.vn/106-kinh-bat-dong-loi-ich-anenjasappaya-sutta-kinh-trung-bo/