103. Sầu Muộn, Mất Mát và Mừng cho cuộc sống – Grief, loss and celebrating a life – Song ngữ
Opening The Door Of Your Heart, And Other Buddhist Tales Of Happiness
Mở Rộng Cửa Tâm Mình
English: Ajahn Brahm
Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi
Compile: Lotus group
Chương 11: Suffering and letting go – Khổ đau và buông xả
- Grief, loss and celebrating a life – Sầu Muộn, Mất Mát và Mừng cho cuộc sống
Grief is what we add on to loss. It is a learned response, specific to some cultures only. It is not unavoidable.
Hễ có mất mát là có sầu muộn. Chúng đi chung với nhau như hình với bóng trong một số văn hóa, nhưng không hẳn là một hệ quả không có ngoại lệ.
I found this out through my own experience of being
immersed for over eight years in a pure, Asian-Buddhist cul-
ture. In those early years in a Buddhist forest monastery in a
remote corner of Thailand, Western culture and ideas were
totally unknown. My monastery served as the local cremation
ground for many surrounding villages. There was a crema-
tion almost weekly. In the hundreds of funerals I witnessed
there in the late 1970s, never once did I see anyone cry. I
would speak with the bereaved family in the following days
and still there were no signs of grief. One had to conclude that
there was no grief. I came to know that in northeast Thailand
in those days, a region steeped in Buddhist teachings for
many centuries, death was accepted by all in a way that
defied Western theories of grief and loss.
Those years taught me that there is an alternative to grief.
Not that grief is wrong, only that there is another possibility.
Loss of a loved one can be viewed in a second way, a way that
avoids the long days of aching grief.
Tôi có nhận xét trên sau tám năm tu học Phật tại miền Đông Bắc Thái Lan, nơi mà văn hóa và tư tưởng Tây Phương hầy như không được biết đến. Tự viện của tôi được dân làng sống chung quanh đó dùng làm nơi hỏa táng người quá cố, nên tôi có dịp chứng kiến hằng trăm đám tang trong cuối thập niên 70; mỗi tuần đều có ít nhất một đám. Tôi lấy làm lạ không thấy ai khóc trong đám tang. Thăm viếng và hỏi han, tôi được biết dân quê Thái tại vùng này không tỏ ra u buồn khi thân nhân họ ra đi; họ chấp nhận cái chết như chuyện thường tình vì đã thấm nhuần lời Phật dạy về sanh lão, bệnh, tử. Quan niệm của họ về cái chết và u sầu có nhiều khác biệt với quan niệm của phương Tây.
My own father died when I was only sixteen. He was, for
me, a great man. He was the one who helped me find the
meaning of love with his words, ‘Whatever you do in your
life, Son, the door of my heart will always be open to you.’
Even though my love for him was huge, I never cried at his
funeral service. Nor have I cried for him since. I have never
felt like crying over his premature death. It took me many
years to understand my emotions surrounding his death. I
found that understanding through the following story, which
I share with you here.
Ba tôi mất lúc tôi mới 16 tuổi. Đối với tôi ông là người cha tuyệt diệu. Chính ông đã dạy tôi, “Dầu con có làm gì trong đời con, tâm ba vẫn luôn luôn rộng mở.” Tôi quý ông vô cùng và thương ông yểu mệnh, nhưng tôi không khóc khi ông nhắm mắt lìa trần hay trong đám tang của ông và cả cho tới hôm nay. Tôi biết lý do tôi không khóc, và tôi xin kể câu chuyện sau để các bạn hiểu tại sao.
As a young man I enjoyed music, all types of music from
rock to classical, jazz to folk. London was a fabulous city in
which to grow up in the 1960s and early 1970s, especially when
you loved music. I remember being at the very first nervous
performance of the band Led Zeppelin at a small club in Soho.
On another occasion, only a handful of us watched the then
unknown Rod Stewart front a rock group in the upstairs room
of a small pub in North London. I have so many precious mem-
ories of the music scene in London at that time.
At the end of most concerts I would shout ‘More! More!’
along with many others. Usually, the band or orchestra would
play on for a while. Eventually, though, they had to stop,
pack up their gear and go home. And so did I. It seems to my
memory that every evening when I walked home from the
club, pub or concert hall, it was always raining. There is a spe-
cial word to describe the dreary type of rain often met with in
London: drizzle. It always seemed to be drizzling, cold and
gloomy as I left the concert halls. But even though I knew in
my heart that I probably would never get to hear that band
again, that they had left my life forever, never once did I feel
sad or cry. As I walked out into the cold, damp darkness of
the London night, the stirring music still echoed in my mind,
‘What magnificent music! What a powerful performance!
How lucky I was to have been there at the time!’ I never felt
grief at the end of a great concert.
Lúc còn trong lứa tuổi thanh niên, tôi rất thích nhạc, từ nhạc rock đến cổ điển và jazz đến dân ca. Luân Đôn là thành phố mà ai đã yêu nhạc phải yêu Luân Đôn, nhất là trong hai thập niên 60 và 70. Tôi là một trong những người đầu tiên đi xem nhóm Led Xeppelin (nhóm nhạc rock thành lập năm 1968 bởi bốn nhạc sĩ Anh: John Bonham, Robert Plant, Jimmy Page, và John Paul Jones. Được gọi là “Ban nhạc lớn nhất thế giới” (1971 – 7) trình tấu tại hội quán nghèo Soho của thời bấy giờ. Tôi cũng tiên phong trong việc ủng hộ nhom rock của Rod Stewart (Roderick David “Rod” Stewart (1945-) nhà sáng tác nhạc rock và ca sĩ nổi tiếng của Anh Quốc từ 1960 đến nay) tại phòng tối tăm trên lầu của một quán rượu nhỏ ở phía Bắc thành phố. Tôi còn giữ rất nhiều kỷ niệm của âm nhạc Luân Đôn thời bấy giờ. Sau mỗi lần trình diễn tôi thường cùng chúng bạn bụm tay hét lớn, “Thêm, thêm nữa!” Họ chơi thêm chút nữa, nhưng rồi sau cùng họ cũng cuốn gói. Và tôi cũng ra theo. Tôi còn nhớ mỗi lần tôi đi nghe nhạc về là gặp mưa, thứ mưa phùn dai dẳng lạnh lẽo và ảm đạm. Nhưng tôi không tiếc rẻ dầu cảnh có buồn và dòng nhạc đã dứt.
That is exactly how I felt after my own father’s death. It
was as if a great concert had finally come to an end. It was
such a wonderful performance. I was, as it were, shouting
loudly ‘More! More!’ when it came close to the finale. My dear
old dad did struggle hard to keep living a little longer for us.
But the moment eventually came when he had to ‘pack up his
gear and go home’. When I walked out of the crematorium at
Mortlake at the end of the service into the cold London driz-
zle—I remember the drizzle clearly—knowing in my heart
that I would probably not get to be with him again, that he
had left my life forever, I didn’t feel sad; nor did I cry. What I
felt in my heart was, ‘What a magnificent father! What a pow-
erful inspiration was his life. How lucky I was to have been
there at the time. How fortunate I was to have been his son.’
As I held my mother’s hand on the long walk into the future, I
felt the very same exhilaration as I had often felt at the end of
one of the great concerts in my life. I wouldn’t have missed
that for the world. Thank you, Dad.
Đó là tâm trạng tôi lúc Ba tôi ra đi. Cũng như buổi hòa nhạc hay tới hồi chấm dứt. Thế thôi! Nếu tôi có van cầu, có thể ông sẽ nuối lại một khoảnh khắc nữa rồi sau cùng ông cũng “cuốn gói” ra đi. Lúc tôi từ lò hỏa táng Mortlake trở về, tôi cũng đi trong mưa phùn, tôi cũng biết rằng Ba tôi – một người cha tuyệt vời – không còn nữa! Nhưng tôi không khóc vì tôi nhận chân được sự thật và tôi đã may mắn được sống với ông, được ông dạy dỗ, được làm con ông, ít ra là cũng có một thời gian mười sáu năm. Cám ơn, Ba!
Grief is seeing only what has been taken away from you.
The celebration of a life is recognising all that we were blessed
with, and feeling so very grateful.
U sầu chỉ đến khi nào chúng ta cảm thấy mình bị mất mát. Còn vinh danh cuộc sống là nhận biết chúng ta may mắn có được và thầm cám ơn cái mà chúng ta có được đó.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/p147a888/chuong-11-
- https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
- https://www.self.com/story/coronavirus-grief
- https://www.pngegg.com/en/png-evdmn