08a. Kinh Tăng Chi Bộ – Chương Tám Pháp – The Book of the Eights – Phẩm 01 – 03 – Song ngữ

The Numerical Discourses of the Buddha

Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikàya)

Anh ngữ: Bhikkhu Bodhi.

Việt ngữ: Hòa thượng Thích Minh Châu.

Compile: Lotus group

 

The Book of the Eights – page 1111 – 1165 of 1925.

The First Fifty

I. Loving-Kindness

 

1 (1) Loving-Kindness – [(I) (1) Từ]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at SavatthI in Jeta’s Grove, Anathapindika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!”. “Venerable s ir!” those bhikkhus replied. The Blessed One

said this:

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavanna, khu vườn Ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “Bhikkhus, when the liberation of the mind by lovingkindness has been pursued, developed, and cultivated, made a vehicle and basis, carried out, consolidated, and properly undertaken, eight benefits are to be expected. What eight?
  2. – Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích. Thế nào là tám?

 

  1. (1) “One sleeps well; (2) one awakens happily; (3) one does not have bad dreams; (4) one is pleasing to human beings; (5) one is pleasing to spirits; (6) deities protect one; (7) fire, poison, and weapons do n o t injure one; and (8) if one does not penetrate further, one moves on to the brahma world. “When, bhikkhus, the liberation of the mind by lovingkindness has been pursued, developed, and cultivated, made a vehicle and basis, carried out, consolidated, and properly undertaken, these eight benefits are to be expected.”

 

For one who, ever mindful, develops

measureless loving-kindness,

the fetters thin out as he sees

the destruction of the acquisitions.

 

If, with a mind free from hate,

one arouses love toward just one being,

one thereby becomes good.

Compassionate in mind toward all beings,1616

the noble one generates abundant merit.

 

Those royal sages who conquered the earth

with its multitudes of beings

traveled around performing sacrifices:

the horse sacrifice, the person sacrifice,

sammapasa, vajapcyya, niraggala.

 

All these are not worth a sixteenth part

of a well-developed loving mind,

just as the hosts of stars cannot match

a sixteenth part of the moon’s radiance.

 

One who does not kill or enjoin killing,

who does not conquer or enjoin conquest,

one who has loving-kindness toward all beings

harbors no enmity toward anyone.

  1. Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không thấy ác mộng, được người ái mộ, được phi nhân ái mộ, được chư Thiên hộ trì, lửa hay thuốc độc hay kiếm không gia hại, nếu không thông đạt thượng vị, đạt được Phạm Thiên giới. Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích này.

Ai tu tập từ tâm
Vô lượng thường ức niệm
Các kiết sử yếu dần
Thấy được sanh y diệt
Với tâm không ác độc
Từ mẫn mọi chúng sanh
Do vậy, vị ấy thành
Bậc thuần nhất chí thiện
Với tâm ý từ mẫn
Ðối với mọi chúng sanh
Bậc Thánh khéo thực hiện
Nhiều công đức tốt lành
Sau khi đã chinh phục
Rất đông đảo loài người
Các ẩn sĩ vua chúa
Theo nghi lễ tế tự
Lễ tế ngựa tế người
Lễ uống nước thắng trận
Lễ ném cầu may rủi
Lễ rút lui khóa cửa
Không được phần mười sáu
Bậc khéo tu từ tâm
Như ánh sáng mặt trăng
Ðối với các quần sao
Không giết, không bảo giết
Không thắng, không bảo thắng
Từ tâm mọi chúng sanh
Không hận thù với ai.

 

2 (2) Wisdom – [(II) (2) Tuệ]

  1. “Bhikkhus, there are these eight causes and conditions that lead to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life when it has not been obtained and to its increase, maturation, and fulfillment by development after it has been obtained. What eight?
  2. – Này các Tỷ-kheo, có tám nhân này, có tám duyên này, khiến căn bản Phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ, nếu chứng được thời đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn. Thế nào là tám?

 

  1. (1) “Here, a bhikkhu lives in dependence on the Teacher or on a certain fellow monk in the position of a teacher, toward whom he has set up a keen sense of moral shame and moral dread, affection and reverence. This is the first cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life when it has not been obtained and to its increase, maturation, and fulfillment by development after it has been obtained.
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống dựa trên bậc Ðạo sư hay bậc đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, ở đây được an trú tàm quý một cách sắc sảo, được ái mộ, được kính trọng. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất khiến căn bản Phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ, nếu chứng được thời đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn.

 

(2) “As he is living in dependence on the Teacher or on a certain fellow monk in the position of a teacher, toward whom he has set up a keen sense of moral shame and moral dread, affection and reverence, he approaches them from time to time and inquires: ‘How is this, Bhante? What is the meaning of this?’

Those venerable ones then disclose to him what has not been disclosed, clear up what is obscure, and dispel his perplexity about numerous perplexing points. This is the second cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life…

  1. Vị ấy do sống dựa trên bậc Ðạo sư hay bậc đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, ở đây được an trú tàm quý một cách sắc sảo, được ái mộ, được kính trọng, thường đi đến họ hỏi đi hỏi lại: “Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? ” Các Tôn giả ấy mở rộng nhưng gì được mở rộng, phơi bày những gì không được phơi bày, và đối với những pháp còn đang nghi vấn, họ giải tỏa những nghi vấn. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến căn bản Phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ, nếu chứng được thời đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn.

 

  1. (3) “Having heard that Dhamma, he resorts to two kinds of withdrawal: withdrawal in body and withdrawal in mind. This is the third cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life…
  2. Vị ấy sau khi nghe pháp, cố gắng thành tựu hai sự an tịnh: Thân an tịnh và tâm an tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ ba … được viên mãn.

 

  1. (4) “He is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them. This is the fourth cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life …
  2. Vị ấy có giới đức, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ tư … được viên mãn.

 

  1. (5) “He has learned much, remembers what he has learned, and accumulates what he has learned. Those teachings that are good in the beginning, good in the middle, and good in the end, with the right meaning and phrasing, which proclaim the perfectly complete and pure spiritual life – such teachings as

these he has learned much of, retained in mind, recited verbally, mentally investigated, and penetrated well by view. This is the fifth cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life …

  1. Vị ấy nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, chất chứa điều đã nghe; những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống Phạm hạnh đầy đủ thanh tịnh; những pháp ấy, vị ất đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thể nhập chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ năm … được viên mãn.

 

  1. (6) “He has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong, firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. This is the sixth cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life …
  2. Vị ấy tinh cần tinh tấn, để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các pháp thiện, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các pháp thiện. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ sáu… được viên mãn.

 

  1. (7) “In the midst of the Sangha, he does not engage in rambling and pointless talk. Either he himself speaks on the Dhamma, or he requests someone else to do so, or he adopts noble silence. This is the seventh cause and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life …
  2. Vị ấy đi đến chư Tăng, không là người nói nhiều, không nói chuyện phù phiếm, tự mình nói pháp hay mời người khác nói, không khinh thường sự im lặng của bậc Thánh. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ bảy … được viên mãn.

 

  1. (8) “He dwells contemplating arising and vanishing in the five aggregates subject to clinging: ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional activities … such is consciousness, such its origin, such its passing away. This is the eighth cause

and condition that leads to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life when it has not been obtained and to its increase, maturation, and fulfillment by development after it has been obtained.

  1. Vị ấy sống tùy quán sanh diệt trong năm uẩn: “Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi; đây là sắc chấm dứt; Ðây là thọ, đây là thọ tập khởi; đây là thọ chấm dứt; đây là tưởng … đây là hành … Ðây là thức, đây là thức tập khởi; đây là thức chấm dứt”. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân thứ tám, duyên thứ tám, khiến căn bản Phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ, nếu chứng được thời đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn.

 

  1. (1) “His fellow monks esteem him thus: “This venerable one lives in dependence on the Teacher or on a certain fellow monk in the position of a teacher, toward whom he has set up a keen sense of moral shame and moral dread, affection and reverence. This venerable one surely knows and sees.’ This quality leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Các vị đồng Phạm hạnh quý mến vị ấy như sau: “Tôn giả này sống nương tựa vào bậc Ðạo sư hay một vị đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, ở đây được an trú tàm quý một cách sắc sảo, được ái mộ, được kính trọng. Thật vậy, Tôn giả này biết điều đáng biết, thấy điều đáng thấy”. Ðây là pháp đưa đến được ái mộ, được cung kính, được tu tập, đưa đến Sa-môn hạnh, nhứt tâm thuần nhất.

 

  1. (2) ” ‘A s this venerable one is living in dependence on the Teacher or on a certain fellow monk in the position of a teacher … [154] … those venerable ones … dispelhis perplexity about numerous perplexing points. This venerable one surely, knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này sống nương tựa vào bậc Ðạo sư, hay bậc đồng Phạm hạnh đóng vai trò y chỉ sư, ở đây được an trú tàm quý một cách sắc sảo, được ái mộ, được kính trọng … (như số 3 ở trên) … họ giải tỏa những nghi vấn ấy. Ðây là pháp đưa đến được ái mộ, được cung kính, được tu tập, đưa đến Sa-môn hạnh, nhứt tâm thuần nhất.

 

  1. (3) “”Having heard that Dhamma, this venerable, one resorts to two kinds of withdrawal: withdrawal in body and withdrawal in mind. This venerable one surely knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này sau khi nghe pháp (như số 4 ở trên) … tâm an tịnh. Ðây là pháp đưa đến được ái mộ, được cung kính, được tu tập, đưa đến Sa-môn hạnh, nhứt tâm thuần nhất.

 

  1. (4) “”This venerable one is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha … he trains in them. This venerable one surely knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này có giới đức … (như số 5 ở trên) … học tập trong các học pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp … thuần nhất.

 

  1. (5) “‘This venerable one has learned much … and penetrated well by view. This venerable one surely knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này nghe nhiều … (như số 6) … khéo thành tựu chánh kiến. Ðây là pháp … thuần nhất.

 

  1. (6) “‘This venerable one has aroused energy for abandoning unwholesome qualities … not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. This venerable one surely knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này sống tinh cần tinh tấn … (như số 7 ở trên) … đối với các pháp thiện. Ðây là pháp … thuần nhất.

 

  1. (7) “In the midst of the Sahgha, this venerable one does not engage in rambling and pointless talk … or he adopts noble silence. This venerable one surely knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này đi đến Tăng chúng … (như số 8 ở trên) … sự im lặng của bậc Thánh. Ðây là pháp … thuần nhất.

 

  1. (8) “‘This venerable one dwells contemplating arising and vanishing in the five aggregates subject to clinging … This venerable one surely knows and sees.’ This quality, too, leads to affection, respect, esteem, accord, and unity.
  2. Tôn giả này sống tùy quán sanh diệt trong năm uẩn… (như số 9 ở trên) … đây là thức chấm dứt, đây là pháp đưa đến được ái mộ, được cung kính, được tu tập, đưa đến Sa-môn hạnh, nhứt tâm thuần nhất.

 

“These, bhikkhus, are the eight causes and conditions that lead to obtaining the wisdom fundamental to the spiritual life when it has not been obtained and to its increase, maturation, and fulfillment by development after it has been obtained.”

Này các Tỷ-kheo, tám nhân này, tám duyên này khiến cho căn bản Phạm hạnh chưa chứng được có thể chứng được với trí tuệ, nếu chứng được thời đưa đến tăng trưởng, tăng rộng, được tu tập, được viên mãn.

 

3 (3) Pleasing (1) – (III) (3) Các Pháp Không Ðược Ái Mộ (1)

 

  1. “Bhikkhus, possessing eight qualities, a bhikkhu is displeasing and disagreeable to his fellow monks and is neither respected nor esteemed by them. What eight?
  2. – Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước. Thế nào là tám?

 

  1. Here, (1) a bhikkhu praises those who are displeasing and (2) criticizes those who are pleasing; (3) he is desirous of gains and (4) honor; (5) he is morally

shameless and (6) morally reckless; (7) he has evil desires and (8) holds wrong view. Possessing these eight qualities, a bhikkhu is displeasing and disagreeable to his fellow monks and is neither respected nor esteemed by them.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tán thán những người không được ái mộ, chỉ trích những người được ái mộ, ưa lợi dưỡng, ưa được cung kính, không có lòng xấu hổ, không có sợ hãi, ác dục và có tà kiến.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước.

 

  1. “Bhikkhus, possessing eight qualities, a bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them. What eight?
  2. Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tám?

 

  1. Here, (1) a bhikkhu does not praise those who are displeasing or (2) criticize those who are pleasing; (3) he is not desirous of gains or (4) honor; (5) he has a sense of moral shame and (6) moral dread; (7) he has few desires and (8) holds right view. Possessing these eight qualities, a bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them.”
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tán thán những người không được ái mộ, không chỉ trích những người được ái mộ, không ưa lợi dưỡng, không ưa được cung kính, có lòng xấu hổ, có sợ hãi, ít dục và có chánh kiến.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, kính trọng và bắt chước.

 

4 (4) Pleasing (2) – [(IV) (4) Các Pháp Không Ðược Ái Mộ (2)]

 

  1. “Bhikkhus, possessing eight qualities, a bhikkhu is displeasing and disagreeable to his fellow monks and is neither respected nor esteemed by them. What eight?
  2. Here, a bhikkhu is (1) desirous of gains, (2) honor, and (3) reputation; (4) he does not know the proper time and (5) does not know moderation; (6) he is

impure; (7) he speaks much; and (8) he insults and reviles his fellow monks. Possessing these eight qualities, a bhikkhu is displeasing and disagreeable to his fellow monks and is neither respected nor esteemed by them.

  1. “Bhikkhus, possessing eight qualities, a bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them. What eight?

Here, a bhikkhu is (1) not desirous of gains, (2) honor, and (3) reputation; (4) he is one who knows the proper time and (5) who knows moderation; (6) he is pure; (7) he does not speak much; and (8) he does not insult and revile his fellow monks. Possessing these eight qualities, a bhikkhu is pleasing and agreeable to his fellow monks and is respected and esteemed by them.”

  1. – Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, cung kính và bắt chước. Thế nào là tám?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa lợi dưỡng, ưa cung kính, ưa được tán thán, không biết thời, không biết vừa đủ, không trong sạch, nói nhiều, mắng nhiếc quở trách đối với các đồng Phạm hạnh.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, cung kính và bắt chước.

  1. Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, và bắt chước. Thế nào là tám?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không ưa lợi dưỡng, không ưa cung kính, không ưa được tán thán, biết thời, biết vừa đủ, trong sạch, không nói nhiều, không mắng nhiếc quở trách đối với các đồng Phạm hạnh.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo được các đồng Phạm hạnh ái mộ, thích ý, cung kính và bắt chước.

 

5 (5) World (1) – [(V) (5) Tùy Chuyển Thế Giới (1)]

 

“Bhikkhus, these eight worldly conditions revolve around the world, and the world revolves around these eight worldly conditions. What eight?

  1. Gain and loss, disrepute and fame, blame and. praise, and pleasure and pain. These eight worldly conditions revolve around the world, and the world revolves around these eight worldly conditions.”

 

Gain and loss, disrepute and fame,

blame and p raise, pleasure and pain:

these conditions that people meet

are impermanent, transient, and subject to change.

 

A wise and mindful person knows them

and sees that they are subject to change.

Desirable conditions don’t excite his mind

nor is he repelled by undesirable conditions.

 

He has dispelled attraction and repulsion;

they are gone and no longer present.

Having known the dustless, sorrowless state,

he understands rightly and has transcended existence.

  1. – Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?
  2. Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, lạc và khổ.

Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.

 

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt
Biết chúng giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt
Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn
Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
Ði đến bờ bên kia.

 

6 (6) World (2) – [(VI) (6) Tùy Chuyển Thế Giới (2)]

 

  1. “Bhikkhus, these eight worldly conditions revolve around the world, and the world revolves around these eight worldly conditions. What eight?
  2. Gain and loss, disrepute and fame, blame and praise, and pleasure and pain. These eight worldly conditions revolve around the world, and the world revolves around these eight worldly conditions.
  3. “Bhikkhus, an uninstructed worldling meets gain and loss, disrepute and fame, blame and praise, and pleasure and pain. An instructed noble disciple also meets gain and loss, disrepute and fame, blame and praise, and pleasure and pain.

– What is the distinction, the disparity, the difference between an instructed noble disciple and an uninstructed worldling with regard to this?” “Bhante, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will retain it in mind.”

– “Then listen, bhikkhus, and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

1.- Tám thế gian pháp này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này. Thế nào là tám?

  1. Lợi dưỡng và không lợi dưỡng, danh vọng và không danh vọng, tán thán và chỉ trích, an lạc và đau khổ.

Tám pháp thế gian này, này các Tỷ-kheo, tùy chuyển thế giới. Thế giới tùy chuyển theo tám pháp thế gian này.

  1. Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-kheo, sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ. Với vị Thánh đệ tử nghe pháp, cũng sanh ra lợi dưỡng, không lợi dưỡng, danh vọng, không danh vọng, tán thán, chỉ trích, an lạc, đau khổ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có đặc thù gì, thù thắng gì, có sai khác gì giữa vị Thánh có nghe pháp và kẻ phàm phu không có nghe pháp?

– Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn giảng cho ý nghĩa của lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy lắng nghe và suy niệm kỹ, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

  1. “(1) Bhikkhus, when an uninstructed worldling meets with gain, he does not reflect thus: ‘This gain that I have met is impermanent, suffering, and subject to change.’ He does not understand it as it really is. (2) When he meets with loss … (3) … fame … (4) … disrepute … (5) … blame … (6) … praise … (7) … pleasure … (8) … pain, he does not reflect thus: ‘This pain that I have m e t is impermanent, suffering, and subject to change.’ He does n o t understand it as it really is … “Gain obsesses his mind, and loss obsesses his mind. Fame obsesses his mind, and disrepute obsesses his mind. Blame obsesses his mind, and praise obsesses his mind. Pleasure obsesses his mind, and pain obsesses his mind. He is attracted to gain and repelled by loss. He is attracted to fame and repelled

by disrepute. He is attracted to praise and repelled by blame. He is attracted to pleasure and repelled by pain. Thus, involved with attraction and repulsion, he is not freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is not freed from suffering, I say.

  1. – Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy không có suy tư: “Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại”. Vị ấy không như thật rõ biết … khởi lên không lợi dưỡng … khởi lên danh vọng … khởi lên không danh vọng … khởi lên tán thán … khởi lên chỉ trích … khởi lên an lạc … khởi lên khổ đau. Vị ấy không có suy tư: “Khổ này khởi lên nơi ta, khổ ấy là vô thường khổ, biến hoại”. Vị ấy không như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không danh vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, tán thán xâm nhập tâm của người ấy và an trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau khổ xâm nhập tâm của người ấy và an trú”. Người ấy thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên và nghịch ứng với không lợi dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên và nghịch ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi lên và nghịch ứng với chỉ trích; thuận ứng với an lạc được khởi lên và nghịch ứng với đau khổ; Người ấy đầy đủ thuận ứng, nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, người ấy không thoát khỏi khổ.

 

  1. “But, bhikkhus, (1) when an instructed noble disciple meets with gain, he reflects thus: ‘This gain that I have met is impermanent, suffering, and subject to change.’ He thus understands it as it really is. (2) When he meets with loss … (3) … fame … (4) … disrepute … (5) … blame … (6) … praise … (7) … pleasure … (8) … pain, he reflects thus: ‘This pain that I have met is impermanent, suffering, and subject to change.’ He thus understands it as it really is. “Gain does not obsess his mind, and loss does not obsess his mind. Fame does not obsess his mind, and disrepute does not obsess his mind. Blame does not obsess his mind, and praise does not obsess his mind. Pleasure does not obsess his mind, and pain does not obsess his mind. He is not attracted to gain or repelled by loss. He is not attracted to fame or repelled by disrepute. He is not attracted to praise or repelled by blame. He is not attracted to pleasure or repelled by pain. Having thus discarded attraction and repulsion, he is freed from birth, from old age and death, from sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish; he is freed from suffering, I say. “This, bhikkhus, is the distinction, the disparity, the difference

between an instructed noble disciple and an uninstructed worldling.”

[The verses are identical with those of 8:5.]

  1. Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy có suy tư: “Lợi dưỡng này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, đau khổ, biến hoại”. Vị ấy như thật rõ biết … khởi lên không lợi dưỡng … khởi lên danh vọng … khởi lên không danh vọng … khởi lên tán thán … khởi lên chỉ trích … khởi lên an lạc … khởi lên khổ đau. Vị ấy có suy tư: “Ðau khổ này khởi lên nơi ta, đau khổ ấy là vô thường, khổ đau, biến hoại”. Vị ấy như thật rõ biết, rằng lợi dưỡng này không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không lợi dưỡng …., danh vọng….., không danh vọng …. tán thán… chỉ trích… an lạc… đau khổ không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú. Vị ấy không thuận ứng với lợi dưỡng được khởi lên, không nghịch ứng với không lợi dưỡng; không thuận ứng với danh vọng được khởi lên, không nghịch ứng với không danh vọng; không thuận ứng với tán thán được khởi lên, không nghịch ứng với chỉ trích; không thuận ứng với an lạc được khởi lên, không nghịch ứng với đau khổ; Vị ấy do đoạn tận thuận ứng, nghịch ứng như vậy, nên giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, vị ấy thoát khỏi khổ.

Ðây là đặc thù, này các Tỷ-kheo, đây là thù thắng, đây là sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp.

 

Lợi dưỡng, không lợi dưỡng,
Danh vọng, không danh vọng
Tán thán và chỉ trích
An lạc và đau khổ
Những pháp này vô thường
Không thường hằng biến diệt
Biết chúng giữ chánh niệm
Bậc trí quán biến diệt
Pháp khả ái, không động
Không khả ái, không sân
Các pháp thuận hay nghịch
Ðược tiêu tan không còn
Sau khi biết con đường
Không trần cấu, không sầu
Chơn chánh biết sanh hữu
Ði đến bờ bên kia.

 

7 (7) Devadatta’s Failing – [(VII) (7) Devadatta]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Rajagaha on Mount Vulture Peak not long after Devadatta had left. There the Blessed One addressed the bhikkhus with reference to Devadatta:
  2. “Bhikkhus, it is good for a bhikkhu from time to time to review his own failings. It is good for him from time to time to review the failings of others. It is good for him from time to time to review his own achievements. It is good for him from time to time to review the achievements of others. Because he was overcome and obsessed by eight bad conditions, Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, and he will remain there for an eon, unredeemable. What eight?
  3. “(1) Because he was overcome and obsessed by gain, Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, and he will remain there for an eon, unredeemable. (2) Because he was overcome and obsessed by loss … (3) … by fame … (4) … by disrepute … (5) … by honor … (6) … by lack of honor … (7) … by

evil desires … (8) … by bad friendship, Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, and he will remain there for an eon, unredeemable. Because he was overcome and obsessed by these eight bad conditions, Devadatta is bound for the plane of misery, bound for hell, andi he will remain there for an eon, unredeemable.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gijjhakùta (Linh Thứu) sau khi Devadatta bỏ đi không bao lâu. Tại đấy, nhân việc Devadatta, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
  2. – Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của người khác. Do bị tám phi diệu pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?
  3. Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, … bị danh vọng chinh phục … bị không danh vọng chinh phục … bị cung kính chinh phục … bị không cung kính chinh phục… bị ác dục chinh phục … bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi.

Này các Tỷ kheo, bị tám phi diệu pháp này chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đoạ xứ, địa ngục, sống tại đây cả một kiếp, không được cứu khỏi.

 

  1. “It is good for a bhikkhu to overcome gain whenever it arises. It is good for him to overcome loss whenever it arises … to overcome fame … disrepute … honor … lack of honor … evil desires … bad friendship whenever it arises. “And for what reason should a bhikkhu overcome gain whenever it arises?

For what reason should he overcome Ioss … fame … disrepute … honor … lack of honor … evil desires … bad friendship whenever it arises? Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who has not overcome arisen gain do not occur in one who has overcome it. Those taints, distressful and feverish, that might arise in one who has not overcome arisen loss … arisen fame … arisen disrepute … arisen honor … arisen lack of honor … arisen evil desires … arisen bad friendship do not occur in one who has overcome it. For this reason, a bhikkhu should overcome gain whenever it arises. He should overcome loss … fame … disrepute … honor … lack of honor … evil desires … bad friendship whenever it arises.

  1. “Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will overcome gain whenever it arises. We will overcome loss … fame … disrepute … honor … lack of honor … evil desires … bad friendship whenever it a rises.’ It is in such a way that you should train yourselves.”
  2. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi … không lợi dưỡng được sanh khởi … danh vọng được sanh khởi … không danh vọng được sanh khởi … cung kính được sanh khởi … không cung kính được ác dục được sanh khởi … ác bằng hữu được sanh khởi … Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do duyên mục đích gì cần phải sống chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi ?

Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên, các lậu hoặc tổn hại nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên. Như vậy các lậu hoặc tổn hại nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục không lợi dưỡng được khởi lên, … danh vọng được khởi lên … cung kính được khởi lên … không cung kính được khởi lên … ác dục được khởi lên … ác bằng hữu được khởi lên, các lậu hoặc tổn hại nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục ác bằng hữu khởi lên, như vậy các lậu hoặc tổn hại nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do duyên mục đích này, Tỷ-kheo sống chinh phục, lợi dưỡng được khởi lên, … danh vọng được khởi lên … cung kính được khởi lên … không cung kính được khởi lên … ác dục được khởi lên … ác bằng hữu được khởi lên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:

  1. “Ta sẽ sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên … không lợi dưỡng được khởi lên … danh vọng được khởi lên … không danh vọng được khởi lên … cung kính được khởi lên … không cung kính được khởi lên … ác dục được khởi lên … ác bằng hữu được khởi lên”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

8 (8) Uttara on Failing – [(VIII) (8) Tôn Giả Uttara]

 

  1. On one occasion, the Venerable Uttara was dwelling at Mahisavatthu, in Dhavajalika on Mount Sankheyya. There the Venerable Uttara addressed the bhikkhus …
  2. “Friends, it is good for a bhikkhu from time to time to review his own failings. It is good for a bhikkhu from time to time to review the failings of others. It is good for a bhikkhu from time to time to review his own achievements. It is good for a bhikkhu from time to time to review the achievements of others.”
  3. Now on that occasion the great [deva] king Vessavana was traveling from north to south on some business. He heard the Venerable Uttara at Mahisavatthu, in Dhavajalika on Mount Sankheyya, teaching the Dhamma to the bhikkhus thus: ‘Friends, it is good for a bhikkhu from time to time to review

his own failings … the failings of others … his own achievements … the achievements of others.’

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, tại Dhavajàlikà. Lúc bấy giờ, Tôn giả Uttara bảo các Tỷ-kheo:
  2. – Lành thay, này chư hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự thành đạt của mình. Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự thành đạt của người khác.
  3. Lúc bấy giờ, đại vương Vessavana đang đi từ phương Bắc đến phương nam, vì một vài công việc, đại vương Vessavana nghe Tôn giả Uttara trú ở Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, tại Dhavajàlikà thuyết pháp như vậy cho các Tỷ-kheo,: “Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát … sự thành đạt của người khác”.

 

  1. Then, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, Vessavana disappeared from Mount Sankheyya and reappeared

among the Tavatimsa devas. He approached Sakka, ruler of the devas, and said to him:

– “Respected sir, you should know that the Venerable Uttara, at Mahisavatthu, in Dhavajalika on Mount Sankheyya, has been teaching the Dhamma to the bhikkhus thus: ‘Friends,

it is good for a bhikkhu from time to time to review his own failings … the failings of others … his own achievements … the achievements of others.”

  1. Then, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, Sakka disappeared from among the Tavatimsa devas and reappeared at Mahisavatthu, in Dhavajalika on Mount Sankheyya, in front of the Venerable Uttara. He approached the Venerable Uttara, paid homage to

him, stood to one side, and said to him:

– “Is it true, Bhante, as is said, that you have, been teaching the Dhamma to the bhikkhus thus: Triends, it is good for a bhikkhu from time to time to review his own failings … the failings of others. his own achievements … the achievements

of others’?”

– “Yes, ruler of the devas.”

– “But, Bhante, was this your own discernment, or was it the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One?”

  1. “Well then, ruler of the devas, I will give you a simile; even by means of a simile, some intelligent people understand the meaning of what has been said. Suppose not far from a village or town there was a great heap of grain, and a large crowd of people were to take away grain with carrying-poles, baskets,

hip-sacks, and their cupped hands. If someone were to approach that large crowd of people and ask them: ‘Where did you get this grain?’ what should they say?”

– “Bhante, those people should say: ‘We got it from that great heap of grain.”

– “So too, ruler of the devas, whatever is well spoken is all the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. I myself and others derive our good words from him.”

  1. Rồi đại vương Vessavana như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất ở Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, ở Dhavajàlikà và hiện ra trước mặt chư Thiên ở cõi Ba mươi ba. Rồi đại vương Vessavana đi đến Thiên chủ Sakka; sau khi đến nói với Thiên chủ Sakka:

– Ngài có biết chăng Tôn giả Uttara tại Mahisavatthu, trên núi Sankheyyaka, tại Dhavajàlikà thuyết pháp cho các Tỷ-kheo như sau: “Lành thay, này chư Hiền, Tỷ-kheo thường thường quan sát … sự thành đạt của người khác”.

  1. Rồi Thiên chủ Sakka như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy biến mất trước chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, hiện ra ở Mahisavatthu, trên núi trên núi Sankheyyaka, ở Dhavajàlikà, trước mặt Tôn giả Uttara. Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Tôn giả Uttara; sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Uttara rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka nói với Tôn giả Uttara:

– Thưa Tôn giả, có thật chăng, Tôn giả Uttara thuyết pháp cho các Tỷ kheo như sau : “Lành thay , này chư Hiền, Tỷ kheo thường thường quan sát… sự thành đạt của người khác” ?

– Thưa có vậy, này Thiên chủ.

– Thưa Tôn giả, đây là Tôn giả Uttara tự nói hay là lời của Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác?

  1. – Vậy này Thiên chủ, ta sẽ làm một ví dụ cho người, nhờ ví dụ ở đây, một số những người có trí hiểu rõ ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Thiên chủ, có một đống lúa lớn không xa làng, hay thị trấn, và quần chúng từ nơi đống lúa ấy mang lúa đi, hoặc trên đòn gánh, hoặc trong thùng, hoặc bên hông, hoặc với bàn tay. Này Thiên chủ, nếu có ai đến đám quần chúng ấy và hỏi như sau: “Các người mang lúa này từ đâu? ” Này Thiên chủ, đám quần chúng ấy cần phải đáp như thế nào để có thể đáp một cách chơn chánh?

– Thưa Tôn giả, đám quần chúng ấy muốn đáp một cách chơn chánh, cần phải đáp như sau: “Thưa Tôn giả, chúng tôi mang lúa từ nơi đống lúa lớn này”.

– Cũng vậy, này Thiên chủ, điều gì khéo nói, tất cả là lời nói của Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Dựa trên lời ấy, dựa lên trên ấy, chúng tôi và các người khác nói lên.

 

7-9. “It’s astounding and amazing, Bhante, how well you stated this: ‘Whatever is well spoken is all the word of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. I myself and others derive our good words from him.’

“On one occasion, Bhante U ttara, the Blessed One was dwelling at Rajagaha, on Mount Vulture Peak, not long after Devadatta had left. There the Blessed One addressed the bhikkhus with reference to Devadatta:

– ‘Bhikkhus, it is good for a bhikkhu from time to time to review his own failings [Sakka here cites the Buddha’s entire discourse of 8:7, down to:] [165 – 66] … It is in such a way, bhikkhus, that you should train yourselves.’

  1. – Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả! Thật hy hữu thay, thưa Tôn giả! Thật là khéo nói là lời nói này của Tôn giả Uttara: “Tất cả là lời nói của Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Dựa lên trên ấy, dựa lên trên ấy, chúng tôi và các người khác nói lên “. Một thời, thưa Tôn giả Uttara, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại núi Gijjhakùta, sau khi Devadatta bỏ đi không bao lâu. Tại đấy, Thế Tôn nhân việc Devadatta, bảo các Tỷ-kheo:

– Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự vi phạm của người khác. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của mình. Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thường thường quan sát sự chứng đạt của người khác. Do bị tám phi diệu pháp chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Thế nào là tám?

Này các Tỷ-kheo, bị lợi dưỡng chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đọa xứ, địa ngục sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi. Này các Tỷ-kheo, bị không lợi dưỡng chinh phục, … bị danh vọng chinh phục … bị không danh vọng chinh phục … bị cung kính chinh phục … bị không cung kính chinh phục… bị ác dục chinh phục … bị ác bằng hữu chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị rơi vào đọa xứ, địa ngục, sống tại đấy cả một kiếp, không được cứu khỏi.

Này các Tỷ kheo, bị tám phi diệu pháp này chinh phục, tâm bị xâm chiếm, Devadatta bị sanh vào đoạ xứ, địa ngục, sống tại đây cả một kiếp, không được cứu khỏi.

“Lành thay, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống có thể chinh phục lợi dưỡng được sanh khởi, … không lợi dưỡng được sanh khởi … danh vọng được sanh khởi … không danh vọng được sanh khởi … cung kính được sanh khởi … không cung kính được sanh khởi … ác dục được sanh khởi … ác bằng hữu được sanh khởi … “

  1. “Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do duyên mục đích gì phải sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên? Này các Tỷ-kheo, do sống không chinh phục lợi dưỡng được khởi lên, các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não sanh khởi. Do sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên, như vậy, các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do sống chinh phục không lợi dưỡng được khởi lên … danh vọng được khởi lên … không danh vọng được khởi lên … cung kính được khởi lên … không cung kính được khởi lên … ác dục được khởi lên … ác bằng hữu được khởi lên, các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não khởi lên, như vậy các lậu hoặc, các tổn hại, nhiệt não ấy không có mặt. Này các Tỷ-kheo, do duyên mục đích này, Tỷ-kheo phải sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên … không lợi dưỡng được khởi lên … danh vọng được khởi lên … không danh vọng được khởi lên … cung kính được khởi lên … không cung kính được khởi lên … ác dục được khởi lên … ác bằng hữu được khởi lên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau:
  2. “Ta sẽ sống chinh phục lợi dưỡng được khởi lên … không lợi dưỡng được khởi lên … danh vọng được khởi lên … không danh vọng được khởi lên … cung kính được khởi lên … không cung kính được khởi lên … ác dục được khởi lên … ác bằng hữu được khởi lên”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

 

  1. “Bhante Uttara, this exposition of the Dhamma has not been promulgated anywhere among the four human assemblies: that is, among bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, and female lay followers. Bhante, learn this exposition of the Dhamma, master this exposition of the Dhamma, and retain this exposition of the Dhamma in mind. This exposition of the Dhamma

is beneficial; it pertains to the fundamentals of the spiritual life.”

  1. Cho đến nay, thưa Tôn giả Uttara, trong bốn hội chúng giữa loài người: Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, pháp môn này không được một ai thiết lập. Thưa Tôn giả, Tôn giả Uttara hãy học pháp môn này. Thưa Tôn giả, Tôn giả Uttara hãy học thuộc lòng pháp môn này. Thưa Tôn giả, Tôn giả Uttara hãy thọ trì pháp môn này. Thưa Tôn giả, pháp môn này liên hệ đến mục đích, là căn bản Phạm hạnh.

 

9 (9) Nanda – [(XI) (9) Tôn Giả Nanda]

 

  1. “Bhikkhus, (1) one speaking rightly would say of Nanda that he is a clansman, (2) that he is strong, (3) that he is graceful, and (4) that he is strongly prone to lust. How else could Nanda lead the complete and pure spiritual life unless (5) he guarded the doors of the sense faculties, (6) observed moderation in eating,

(7) was intent on wakefulness, and (8) possessed mindfulness and clear comprehension?

  1. – Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: “Là Thiện nam tử”. Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: “Là vị có sức mạnh”. Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: “Là vị có tịnh tín”. Này các Tỷ-kheo, nói một cách chơn chánh về Nanda, có thể nói như sau: “Là vị có chánh niệm sắc bén”.

Ai khác ngoài Nanda, này các Tỷ-kheo, thành tựu chế ngự các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác? Nhờ vậy, Nanda có thể hành Phạm hạnh đầy đủ thanh tịnh.

 

  1. “Bhikkhus, this is how Nanda guards the doors of the sense faculties:

If he needs to look to the east, he does so after he has fully considered the matter and clearly comprehends it thus: ‘When I look to the east, bad unwholesome states of longing and dejection will not flow in upon me.’ If he needs to look

to the west … to the north … to the south … to look up … to look down … to survey the intermediate directions, he does so after he has fully considered the matter and clearly comprehends it thus: ‘When I look to the intermediate directions, bad unwholesome states of longing and dejection will not flow in

upon me.’ That is how Nanda guards the doors of the sense faculties.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, đây là sự chế ngự các căn của Nanda.

Này các Tỷ-kheo, nếu Nanda phải nhìn về phương Ðông, tập trung tất cả tâm, Nanda nhìn về hướng Ðông và suy nghĩ: “Như vậy, khi Ta đang nhìn về hướng Ðông, thời tham, ưu, các ác bất thiện pháp sẽ không có xâm nhập”. Như vậy, ở đây vị ấy tỉnh giác. Này các Tỷ-kheo, nếu Nanda phải nhìn về phương Tây … nhìn về phương Bắc … về phương Nam … ngước nhìn lên Trên … cúi nhìn về phương Dưới … hay nhìn về hướng giữa các phương chính, tập trung tất cả tâm, Nanda nhìn về hướng giữa các phương chính và suy nghĩ: “Như vậy, khi ta đang nhìn về hướng giữa các phương chính, thời tham, ưu, các ác bất thiện pháp sẽ không có xâm nhập “. Như vậy, ở đây, vị ấy tỉnh giác.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Nanda chế ngự các căn.

 

  1. “This is how Nanda observes moderation in eating:

Here, reflecting carefully, Nanda consumes food neither for amusement nor for intoxication nor for the sake of physical beauty and attractiveness, but only for the support and maintenance of this body, for avoiding harm, and for assisting the spiritual life, considering: ‘Thus, I shall terminate the old feeling and not arouse a new feeling, and I shall be healthy and blameless and dwell at ease.’

That is how Nand a observes moderation in eating.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda tiết độ trong ăn uống.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda với chánh tư duy thọ dụng các món ăn, không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được an trú và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh, nghĩ rằng: “Như vậy chúng ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và chúng ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Nanda tiết độ trong ăn uống.

 

  1. “This is how Nanda is intent on wakefulness:

During the day, while walking back and forth and sitting, Nanda purifies his mind of obstructive qualities. In the first watch of the night, while walking back and forth and sitting, he purifies his mind of obstructive qualities. In the middle watch of the night he lies down on the right side in the lion’s posture, with one foot overlapping the other, mindful and clearly comprehending, after noting in his mind the idea of rising. After rising, in the last watch of the night, while walking back and forth and

sitting, he purifies his mind of obstructive qualities.

That is how Nanda is intent on wakefulness.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda chú tâm cảnh giác.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda ban ngày đi kinh hành hay trong khi ngồi, Nanda tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm canh một đi kinh hành, hay trong khi ngồi, Nanda tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại. Ban đêm, canh giữa, Nanda nằm dáng nằm con sư tử, bên hông tay phải, một chân đặt trên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tâm nghĩ đến thức dậy lại. Ban đêm, canh cuối thức dậy, đi kinh hành hay trong khi ngồi, Nanda tẩy sạch tâm tư khỏi các pháp chướng ngại.

Này các Tỷ-kheo, như vậy Nanda chú tâm cảnh giác.

 

  1. “This is Nanda’s mindfulness and clear comprehension:

Nanda knows feelings as they arise, as they remain present, as they disappear; he knows perceptions as they arise, as they, remain present, as they disappear; he knows thoughts as they arise, as they, remain present, as they disappear. That is Nanda’s mindfulness and clear comprehension.

“How else, bhikkhus, could Nanda lead the complete and pure spiritual life unless he guarded the doors of the sense faculties, observed moderation in eating, was intent on wakefulness, and possessed mindfulness and clear comprehension?”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda chánh niệm tỉnh giác.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Nanda rõ biết khi các thọ khởi lên, rõ biết khi các thọ an trú, rõ biết khi các thọ chấm dứt … rõ biết khi các tưởng … rõ biết khi các tầm khởi lên, rõ biết khi các tầm an trú, rõ biết khi các tầm chấm dứt.

Này các Tỷ-kheo, đây là Nanda chánh niệm tỉnh giác.

Này các Tỷ-kheo, ai khác ngoài Nanda, thành tựu chế ngự các căn, biết tiết độ trong ăn uống, chú tâm cảnh giác, chánh niệm tỉnh giác? Nhờ vậy, Nanda có thể hành Phạm hạnh đầy đủ thanh tịnh.

 

10 (10) Trash – [(X) (10) Các Ðồ Rác]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Campa on a bank of the Gaggara Lotus Pond. Now on that occasion bhikkhus were reproving a bhikkhu for an offense. When being reproved, that bhikkhu answered evasively, diverted the discussion to an irrelevant subject, and displayed anger, hatred,

and resentment. Then the Blessed One addressed the bhikkhus:

  1. “Bhikkhus, eject this person! Bhikkhus, eject this person! This person should be banished. Why should another’s son vex you?

“Here, bhikkhus, so long as the bhikkhus do not see his offense, a certain person has the same manner (1) of going forward and (2) returning, (3) of looking ahead and (4) looking aside, (5) of bending and (6) stretching his limbs, and (7) of wearing his robes and (8) carrying his outer robe and bowl as the good bhikkhus. When, however, they see his offense, they know him as a corruption among ascetics, just chaff and trash among ascetics. Then they expel him. For what reason? So that he doesn’t corrupt the good bhikkhus.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Campà, trên bờ hồ Gaggarà. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Vị ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, tránh né vấn đề với một vấn đề khác, hướng câu chuyện ra ngoài, và hiện tướng phẫn nộ, sân hận và bất mãn. Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
  2. – Này các Tỷ-kheo, hãy đuổi người này ra! Này các Tỷ-kheo, hãy tẩn xuất người này ra! Này các Tỷ-kheo, người này đáng bị khai trừ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y sanghàti, bát và y, như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi các Tỷ-kheo không thấy phạm tội. Nhưng khi các Tỷ-kheo thấy phạm tội, họ biết người này là như sau: “Người này là Sa-môn ô uế, họ là Sa-môn rơm rạ, là Sa-môn rác rưởi. Khi biết như vậy, họ đuổi người ấy ra ngoài. Vì sao? Chớ để cho người ấy làm ô uế các Tỷ kheo hiền thiện khác.

 

  1. “Suppose that when a field of barley is growing, some blighted barley would appear that would be just chaff and trash among the barley. As long as its head has not come forth, its roots would be just like those of the other [crops], the good barley; its stem would be just like that of the other [crops], the good

barley; its leaves would be just like those of the other [crops], the good barley. When, however, its head comes forth, they know it as blighted barley, just chaff and trash among the barley. Then they pull it up by the root and cast it out from

the barley fields. For what reason? So that it doesn’t spoil the good barley.

“So too, so long as the bhikkhus do not see his offense, a certain person here has the same manner of going forward … and carrying his outer robe and bowl as the good bhikkhus. When, however, they see his offense, they know him as a corruption among ascetics, just chaff and trash among ascetics. Then they expel him. For what reason? So that he doesn’t corrupt the good bhikkhus.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, khi một ruộng lúa mì đã đầy đủ cây lúa mì ô nhiễm, cây lúa mì rơm rạ, cây lúa mì rác rưởi được mọc lên với rễ như vậy, giống như các cây lúa mì hiền thiện khác. Với cành lá như vậy, giống như những cây lúa mì hiền thiện khác; Với lá là như vậy, giống như những cây lúa mì hiền thiện khác, cho đến khi nào đầu ngọn lúa chưa mọc ra. Khi đầu ngọn lúa mọc ra, họ biết: “Ðây là cây lúa mì hoang, đây là cây lúa mì rơm rạ, cây lúa mì rác rưởi”. Sau khi biết như vậy, họ nhổ cây lúa mì ấy lên, luôn cả rễ, và quăng cây lúa mì ấy ra khỏi ruộng lúa. Vì cớ sao? Họ nói: “Ðừng để cho cây lúa mì làm uế nhiễm các cây lúa mì hiền thiện khác”.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y sanghàti, bát và y, như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Nhưng khi các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này là Sa-môn giả hiệu, Sa-môn rơm, Sa-môn rác”. Sau khi biết người ấy là như vậy, họ đuổi người ấy ra ngoài. Vì cớ sao? “Chớ để cho người ấy làm uế nhiễm các Tỷ kheo hiền thiện khác “.

 

  1. “Suppose that when a large heap of grain is being winnowed, the grains that are firm and pithy form a pile oh one side, and the wind blows the spoiled grains and chaff to another side. Then the owners take a broom and sweep them even further away. For what reason? So that they don’t spoil the good grain.

– “So too, so long as the bhikkhus do not see his offense, a certain person here has the same manner of going forward … and carrying his outer robe, and bowl as the others, the good bhikkhus. When, however, the bhikkhus see his offense, they know him as a corruption among ascetics, just chaff and trash among ascetics. Then they expel him. For what reason? So that he doesn’t corrupt the good bhikkhus.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, khi một đống lúa lớn đang được sàng quạt, tại đấy, các hột lúa nào chắc cứng, có hạt, chúng được chất thành đống một bên; còn những hạt lúa nào yếu kém, chỉ là rơm, thời được gió thổi tạt qua một bên, và người chủ, với cây chổi, quét chúng còn xa hơn nữa. Vì cớ sao? “Chớ để cho lúa ấy làm uế nhiễm các hạt lúa hiền thiện khác “.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y sanghàti, bát và y, như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi nào các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Nhưng khi các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này là Sa-môn ô uế, Sa-môn rơm rạ, Sa-môn rác rưởi”. Sau khi biết người ấy là như vậy, họ đuổi người ấy ra ngoài. Vì cớ sao? “Chớ để cho người ấy làm uế nhiễm các Tỷ kheo hiền thiện khác “.

 

  1. “Suppose a man needs a gutter for a well. He would take a sharp axe and enter the woods. He would strike a number of trees with the blade of his axe. When so struck, the firm and pithy trees would give off a dull sound, but those that are inwardly rotten, corrupt, and decayed would give off a hollow sound. The man would cut this tree down at its foot, cut off the crown, thoroughly clean it out, and use it as a gutter for a well.

“So too, bhikkhus, so long as the bhikkhus do not see his offense, a certain person here has the same manner of going forward and returning, of looking ahead and looking aside, of bending and stretching his limbs, of wearing his robes and carrying his outer robe and bowl, as the good bhikkhus. When,

However, the bhikkhus see his offense, they know him as a corruption among ascetics, just chaff and trash among ascetics. Then they expel him. For what reason? So that he doesn’t corrupt the good bhikkhus.”

 

By living together with him, know him as

an angry person with evil desires;

a denigrator, obstinate, and insolent,

envious, miserly, and deceptive.

 

He speaks to people just like an ascetic,

[addressing them] with a calm voice,

but secretly he does evil deeds,

holds pernicious views, and lacks respect.

 

Though he is devious, a speaker of lies,

you should know him as he truly is;

then you should all meet in harmony

and firmly drive him away.

 

Get rid of the trash!

Remove the depraved fellows!

Sweep the chaff away, non-ascetics

who think themselves ascetics!

 

Having banished those of evil desires,

of bad conduct and resort,

dwell in communion, ever mindful,

the pure with the pure;

then, in harmony, alert,

you will make an end of suffering.

  1. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cần một số ống nước, lấy một cây búa sắc bén và đi vào rừng, và với cán cây búa ấy, gõ vào thân cây này hay thân cây khác. Ở đây, những cây nào chắc cứng, có lõi, khi được cán búa gõ vào, tiếng vang dội được tròn cứng. Còn những cây nào ở giữa bị mục nát, không có lõi (đầy ứ bất tịnh) nhơ bẩn, khi được cán búa gõ vào, tiếng vang dội lép xẹp. Người ấy chặt cây ấy, chặt gốc ; sau khi chặt gốc, người ấy chặt ngọn; sau khi chặt ngọn, người ấy rửa phía trong của cây cho thật sạch; khi rửa phía trong cho thật sạch rồi, người ấy nối liền các ống ấy lại.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, khi nào một người đi ra, đi vào, nhìn lên, nhìn xung quanh, co tay, duỗi tay, mang y sanghàti, bát và y, như vậy, như các Tỷ-kheo hiền thiện khác, cho đến khi các Tỷ-kheo không thấy người ấy phạm tội. Nhưng khi các Tỷ-kheo thấy người ấy phạm tội, họ biết được: “Người này là Sa-môn giả hiệu, Sa-môn rơm rạ, Sa-môn rác rưởi”. Sau khi biết người ấy là như vậy, họ đuổi người ấy ra ngoài. Vì cớ sao? “Chớ để cho người ấy làm uế nhiễm các Tỷ kheo hiền thiện khác “.

Thầy có thể biết được
Người này Thầy chung sống
Ái dục và phẫn nộ
Dèm pha và ngoan cố
Não hại và tật đố
Xan tham và man trá
Nói nhu hòa giữa người
Nói như lời Sa-môn
Che giấu, làm việc ác
Ác kiến, thiếu kính trọng
Quanh co và nói láo
Biết vậy, người làm gì?
Tất cả phải đồng tình
Cùng tránh né người ấy
Hãy tẩn xuất rơm rác
Hãy tống cổ uế trược
Từ nay hãy đuổi xa
Kẻ nói nhiều vô ích
Không phải là Sa-môn
Nhưng hiện tướng Sa-môn
Tẩn xuất kẻ ác dục
Ác hạnh, ác uy nghi
Sống với người thanh tịnh
Sống trong sạch chánh niệm
Hòa hợp biết khôn khéo
Hãy chấm dứt khổ đau.

 

  1. The Great Chapter – [II. Phẩm Lớn]

 

11 (1) Veranja – [(I) (11) Veranjà]

 

  1. Thus, have I heard:

On one occasion, the Blessed One was dwelling at Veranja at the foot of Naleru’s neem tree. Then a brahmin of Veranja approached the Blessed One and

exchanged greetings with him. When he had concluded his greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:

– “I have heard, Master Gotama: ‘The ascetic Gotama does not pay homage to brahmins who are old, aged, burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat.’ This is indeed true, for Master Gotama does not pay homage to brahmins who are old, aged,

burdened with years, advanced in life, come to the last stage; nor does he stand up for them or offer them a seat. This is not proper, Master Gotama.”

– “Brahmin, in the world with its devas, Mara, and Brahma, in this population with its ascetics and brahmins, its devas and humans, I do not see one to whom I should pay homage, or for whom I should stand up, or whom I should offer a seat. For if the Tathagata should pay homage to anyone, or stand up for him, or offer him a seat, even that person’s head would split.”

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Veranjà, dưới gốc cây Nalerupucimanda. Rồi Bà-la-môn Veranjà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói nên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Veranjà bạch Thế Tôn:

– Thưa Tôn giả Gotama, tôi có nghe như sau: “Sa-môn Gotama không đảnh lễ, không đứng dậy, hay không mời ghế ngồi các Bà-la-môn già yếu, tuổi lớn trưởng lão, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời”. Thưa Tôn giả Gotama, sự thể là như vậy: “Tôn giả Gotama không đảnh lễ, không đứng dậy, hay không mời ghế ngồi các Bà-la-môn già yếu, tuổi lớn trưởng lão, đời đã được trải qua, đã đến đoạn cuối cuộc đời”. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, thật là không đầy đủ.

– Này Bà-la-môn, Ta không thấy một ai trong thế giới chư Thiên, trong thế giới Ác ma, trong thế giới Phạm thiên, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người mà ta có thể đảnh lễ người ấy, đứng dậy hay mời ghế ngồi. Này Bà-la-môn, nếu Như Lai đảnh lễ, hay đứng dậy, hay mời ngồi ai, thời đầu người ấy bị bể tan.

 

  1. (1) “Master Gotama lacks taste.’

– “There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama lacks taste.’ The Tathagata has abandoned his taste for forms, sounds, odors, tastes, and tactile objects; he has cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama lacks taste.’ But you did not speak with reference to this.”

  1. – Tôn giả Gotama, thật thiếu ý vị!

– Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama thật thiếu ý vị”. Này Bà-la-môn, các sắc vị, thanh vị, hương vị, vị vị, xúc vị, các vị ấy, Như Lai đã đoạn tận chúng, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, với pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama thiếu ý vị”. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

 

(2) “Master Gotama is not convivial.”

“There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is not convivial.’ The Tathagata has abandoned conviviality with forms, sounds, odors, tastes, and tactile objects; he has cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising.

It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is not convivial.’ But you did not speak with reference to this.”

  1. “Tôn giả Gotama thiếu tài sản”. Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama thiếu tài sản”. Này Bà-la-môn, các sắc tài sản, thanh tài sản, hương tài sản, vị tài sản, xúc tài sản, các tài sản ấy, Như Lai đã đoạn tận chúng, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, với pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama thiếu tài sản”. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

 

  1. (3) “Master Gotama is a proponent of non-doing.”

– “There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of non-doing.’ For I assert the non-doing of bodily, verbal, and mental misconduct; I assert the non-doing of the numerous kinds of bad unwholesome deeds. It is in this way that one could rightly say of me:

‘The ascetic Gotama is a proponent of non-doing.’ But you did not speak with reference to this.”

  1. “Tôn giả Gotama chủ trương thuyết không hành động”. Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương thuyết không hành động”. Này Bà-la-môn, Ta nói không hành động về thân làm ác, về lời nói ác, về ý nghĩ ác. Ta nói không hành động về các pháp ác, bất thiện. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, với pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương thuyết không hành động”. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

 

  1. (4) “Master Gotama is an annihilationist.”

– “There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an annihilationist.’ For I assert the annihilation of lust, hatred, and delusion; I assert the annihilation of the numerous kinds of bad unwholesome qualities. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama

is an annihilationist/ But you did not speak with reference to this.”

  1. “Tôn giả Gotama chủ trương thuyết đoạn diệt “. Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương thuyết đoạn diệt “. Này Bà-la-môn, Ta tuyên bố đoạn diệt tham, sân, si. Ta tuyên bố đoạn diệt các ác, bất thiện pháp. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, với pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương thuyết đoạn diệt”. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.
  2. (5) “Master Gotama is a repeller.”

– “There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a repeller.’ For I am repelled by bodily, verbal, and mental misconduct; I am repelled by the acquisition of the numerous kinds of bad unwholesome qualities. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The

ascetic Gotama is a repeller.’ But you did not speak with reference to this.”

  1. “Tôn giả Gotama là người nhàm chán”. Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama là người nhàm chán”. Này Bà-la-môn, Ta nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ta nhàm chán sự thành tựu các pháp ác, bất thiện. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, với pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama là người nhàm chán “. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

 

  1. (6) “Master Gotama is an abolitionist.”

– “There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an abolitionist.’ For I teach the Dhamma for the abolition of lust, hatred, and delusion; I teach the Dhamma for the abolition of the numerous kinds of bad unwholesome qualities. It is in this way that one could rightly

say of me: ‘The ascetic Gotama is an abolitionist.’ But you did not speak with reference to this.”

  1. “Tôn giả Gotama là người chủ trương hư vô chủ nghĩa”. Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama là người chủ trương hư vô”. Này Bà-la-môn, Ta thuyết pháp để hư vô tham, sân, si. Ta thuyết pháp để hư vô các pháp ác, bất thiện. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, do pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama là người chủ trương hư vô “. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

 

  1. (7) “Master Gotama is a tormentor.”

– “There is, brahmin, a way in which one. could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a tormentor.’ For I assert that bad unwholesome qualities – bodily, verbal, and mental misconduct – are to be burned up. I say that someone is a tormentor when he has abandoned the bad unwholesome qualities that are to be burned up; when he has cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising. The Tathagata has abandoned the bad unwholesome qualities that are to be burned up; he has cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated

them so that they are no more subject to future arising. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a tormentor.’ But you did not speak with reference to this.”

  1. “Tôn giả Gotama là người khổ hạnh”. Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh “. Này Bà-la-môn, Ta tuyên bố rằng cần phải khổ hạnh các pháp ác, bất thiện, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này Bà-la-môn, với ai, các pháp ác, bất thiện, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác được tu khổ hạnh, được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể tái sanh, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, Ta tuyên bố rằng người ấy là người khổ hạnh. Này Bà-la-môn, với Như Lai, các pháp ác, bất thiện, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác đã được tu khổ hạnh, được đoạn tận, được cắt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể tái sanh, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, do pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh”. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

 

  1. (8) “Master Gotama is retiring.’

– “There is, brahmin, a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is retiring.’ For I say that someone is retiring when he has abandoned the production of renewed existence, the future bed of the womb; when he has cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. The Tathagata has abandoned the production of renewed existence, the future bed of the womb; he has cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. If is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama

is retiring.’ But you did not speak with reference to this.

“Suppose, brahmin, there was a hen with eight, ten, or twelve eggs that she had properly covered, incubated, and nurtured. Should the first among those chicks to pierce its shell with the points of its claws or beak and safely hatch be called the eldest or the youngest?”

– “It should be called the eldest, Master Gotama. So, it is the eldest among them.”

  1. “Tôn giả Gotama chủ trương không nhập thai”.

Này Bà-la-môn, có pháp môn này, do pháp môn ấy, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương không nhập thai”. Này Bà-la-môn, với ai mà khả năng nhập thai tái sanh trong tương lai đã đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, Ta tuyên bố rằng người ấy chủ trương không nhập thai. Này Bà-la-môn, Như Lai đã đoạn tận khả năng nhập thai tái sanh trong tương lai đã đoạn tận, đã chặt đứt từ gốc rễ, đã làm cho như thân cây tala, đã làm cho không thể tái sanh, đã làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn, đây là pháp môn, với pháp môn này, ai nói về Ta một cách chơn chánh có thể nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương không nhập thai”. Nhưng Ông nói không phải với ý nghĩa này.

Ví như, này Bà-la-môn, có tám, mười hay mười hai cái trứng của con gà mái, được con gà mái khéo ấp nằm, ấp nóng và ấp dưỡng, và con gà nào trong những con gà con ấy, đầu tiên hết, lấy chân, móng, đầu, miệng hay mỏ phá vỡ vỏ trứng gà, ra ngoài một cách an toàn, con ấy được gọi là con trưởng hay con trẻ nhất?

– Thưa Tôn giả Gotama, con ấy phải được gọi là con trưởng. Thật vậy, thưa Tôn giả Gotama, con ấy là con trưởng trong tất cả các con gà ấy.

 

  1. “So too, brahmin, in a population immersed in ignorance, become like an egg, completely enveloped, I have pierced the eggshell of ignorance. I am the sole person in the world who has awakened to the unsurpassed perfect enlightenment. So, I am the eldest, the best in the world. “My energy, brahmin, was aroused without slackening; my mindfulness was established without confusion; my body was tranquil without disturbance; my mind was concentrated and one-pointed.
  2. – Cũng vậy, này Bà-la-môn, khi Ta vì chúng sanh bị vô minh chi phối, như sanh ra từ trứng, bị bao trùm, đã phá vỡ vỏ trứng vô minh, một mình chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Giác ở đời, này Bà-la-môn, thật sự Ta là vị đệ nhất, tối thắng ở đời. Lại nữa, này Bà-la-môn, Ta tinh cần tinh tấn, không biếng nhác. Ta trú niệm, không có thất niệm, thân được khinh an, không có tháo động, định tĩnh, nhất tâm.

 

  1. Secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered and dwelled in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination. With the subsiding

of thought and examination, I entered and dwelled in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination. With the fading away as well of rapture, I dwelled equanimous and, mindful and clearly comprehending, I experienced pleasure with the body; I entered and dwelled in the third jhana of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and dejection, I entered and dwelled in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity.

  1. Này Bà-la-môn, ly dục, ly pháp bất thiện, Ta đã chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ Ta trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ, mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú. Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, Ta chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

 

  1. “When my mind was thus concentrated, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the recollection of past abodes. I recollected my manifold past abodes, that is, one birth, two births, three births, four births, five births, ten births, twenty births, thirty births, forty births, fifty births, a hundred births, a thousand births, a hundred thousand births, many eons of world-dissolution, many eons of world-evolution, many eons of world-dissolution and

world-evolution thus: ‘There I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I ‘was reborn elsewhere, and there too I was so named, of such a clan, with such an appearance, such was my food, such

my experience of pleasure and pain, such my life span; passing away from there, I was reborn here,’ Thus I recollected my manifold past abodes with their aspects and details.

“This, brahmin, was the first true knowledge attained by me in the first watch of the night. Ignorance was dispelled, true knowledge had arisen; darkness was dispelled, light had arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute. This, brahmin, was my first breaking out, like that of the chick breaking

out of the eggshell.

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, không dao động, như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng minh. Ta nhớ đến đời sống quá khứ, một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây”. Như vậy, Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các nét chi tiết.

Này Bà-la-môn, đây là trong canh một, Ta chứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh. Do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Này Bà-la-môn, đây là sự xuất sanh thứ nhất của Ta, như con gà con ra khỏi vỏ trứng.

 

  1. “When my mind was thus concentrated, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the passing away and rebirth of beings. With the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw beings passing away and being reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and I understood how beings fare in accordance with their kamma thus: “These beings who engaged in misconduct by body, speech, and mind,

who reviled the noble ones, held wrong view, and undertook kamma based on wrong view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell; but these beings who engaged in good conduct by body, speech, and mind, who did not revile the noble ones, who held right view, and undertook kamma based on right view, with the breakup of the body, after death, have been reborn in a good destination, in the heavenly world.’ Thus, with the divine eye, which is purified and surpasses the human, I saw beings passing aw ay and being

reborn, inferior and superior, beautiful and ugly, fortunate and unfortunate, and I understood how beings fare in accordance with their kamma.

“This, brahmin, was the second true knowledge attained by me in the middle watch of the night. Ignorance was dispelled, true knowledge had arisen; darkness was dispelled, light had arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute. This, brahmin, was my second breaking out, like that of the chick breaking out of the eggshell.

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, không dao động, như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ; những hạng chúng sanh này thành tựu thân làm ác, thành tựu miệng nói ác, thành tựu ý nghĩ ác; phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những hạng chúng sanh nào, thành tựu thân làm lành, thành tựu miệng nói lành, thành tựu ý nghĩ lành, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Như vậy, với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống và sự chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ.

Này Bà-la-môn, đây là trong canh giữa, Ta chứng được minh thứ hai, vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh. Do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Này Bà-la-môn, đây là sự xuất sanh thứ hai của Ta, như con gà con ra khỏi vỏ trứng.

 

  1. “When my mind was thus concentrated, purified, cleansed, unblemished, rid of defilement, malleable, wieldy, steady, and attained to imperturbability, I directed it to the knowledge of the destruction of the taints. I understood as it really is: This is suffering’; I understood as it really is: ‘This is the origin of suffering’; I understood as it really is: ‘This is the cessation of suffering’; I understood as it really is: “This is the way leading to the cessation of suffering.’ I understood as it really is: ‘These are the taints’; I understood as it really is: ‘This is the origin of the taints’; I understood as it really is: ‘This is the cessation of

the taints’; I understood as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of the taints.’ “When I knew and saw thus, my mind was liberated from the taint of sensuality, from the taint of existence, and from the taint of ignorance. When it was liberated there came the knowledge: ‘[It’s] liberated.’ I directly knew: ‘Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.’ “This, brahmin, was the third true knowledge attained by me in the last watch of the night. Ignorance was dispelled, true knowledge had arisen; darkness was dispelled, light had arisen, as happens when one dwells heedful, ardent, and resolute.

This, brahmin, was my third breaking out, like that of the chick breaking out of the eggshell.”

  1. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, không dao động, như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là khổ tập”, biết như thật: “Ðây là Khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt”, biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là các lậu hoặc diệt”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến lậu hoặc diệt”. Do biết như vậy, thấy như vậy, tâm của ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết, ta đã giải thoát. Ta biết: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”. Này Bà-la-môn, đây là trong canh cuối, Ta chứng được minh thứ ba, vô minh diệt, minh sanh, bóng tối diệt, ánh sáng sanh. Do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Này Bà-la-môn, đây là sự xuất sanh thứ ba của Ta, như con gà ra khỏi vỏ trứng.

 

  1. When this was said, the brahmin of Veranja said to the Blessed One:

– “Master Gotama is the eldest! Master Gotama is the best! Excellent, Master Gotama! Excellent, Master Gotama! Master Gotama has made the Dhamma clear in many ways, as though he were turning upright what had been overthrown, revealing what was hidden, showing the way to one who was

lost, or holding up a lamp in the darkness so those with good eyesight can see forms. I now go for refuge to Master Gotama, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus’ Let Master Gotama consider me a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Ðược nghe nói như vậy, Bà-la-môn Veranja bạch Thế Tôn:

– Ðệ nhất là Tôn giả Gotama! Tối thắng là Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

12 (2) Siha – [(II) (12) Tướng Quân Sìha]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. Now on that occasion, a number of well-known Licchavis had assembled in the meeting hall and were sitting together speaking in many ways in praise of the Buddha, the Dhamma, and the Sahgha.
  2. On that occasion Siha the general, a disciple of the Niganthas, was sitting in that assembly. It then occurred to him: “Doubtlessly, he must be a Blessed One, an Arahant, a Perfectly Enlightened One. For a number of these well-known Licchavis have assembled in the meeting hall and are sitting together speaking

in many ways in praise of the Buddha, the Dhamma, and the Sahgha. Let me go see that Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.”

  1. Then Siha went to the Nigantha Nataputta and said to him:

– “Bhante, I wish to go see the ascetic Gotama.”

– “Since you are a proponent of deeds, Siha, why go see the ascetic Gotama, a proponent of non-doing? For the ascetic Gotama is a proponent of non-doing who teaches his Dhamma for the sake of non-doing and thereby guides his disciples.” Then Siha’s determination to go see the Blessed One subsided.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli (Tỳ-xá-ly), tại Mahàvana (Ðại Lâm), ở Kùtàgàrasàla (ngôi nhà có nóc nhọn). Lúc bấy giờ rất nhiều vị Licchavi là các bậc có danh tiếng, có danh tiếng, ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng.
  2. Lúc bấy giờ tướng quân Sìha là đệ tử của Niganthà ngồi trong hội chúng ấy. Rồi tướng quân Sìha suy nghĩ như sau: “Không nghi ngờ gì nữa, Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vì rằng nhiều vị Licchavi này có danh tiếng, có danh tiếng ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Vậy ta hãy đi đến yết kiến vị Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
  3. Rồi tướng quân Sìha đi đến Niganthà, Nàtaputta, sau khi đến, thưa với Niganthà Nàtaputta:

– Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.

– Này Sìha, sao Ông chủ trương hành động lại đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, người chủ trương không hành động? Này Sìha, Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy. Rồi tướng quân Sìha, ý muốn đi đến yết kiến Thế Tôn bị dập tắt.

 

  1. On a second occasion, a number of well-known Licchavis had assembled in the meeting hall and were sitting together speaking in many ways in praise of the Buddha, the Dhamma, and the Sahgha … [All as above, except this is now said to occur “on a second occasion.”] [181] … On a second occasion, Siha’s

determination to go see the Blessed One subsided.

  1. Lần thứ hai, rất nhiều vị Licchavi có danh tiếng, có danh tiếng, ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Lần thứ hai, tướng quân Sìha suy nghĩ như sau: “Không nghi ngờ gì nữa, Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vì rằng nhiều vị Licchavi này có danh tiếng, có danh tiếng ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Vậy ta hãy đi đến yết kiến vị Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.

Rồi tướng quân Sìha đi đến Niganthà, Nàtaputta, sau khi đến, thưa với Niganthà Nàtaputta:

– Thưa Tôn giả, tôi muốn đi đến yết kiến Sa-môn Gotama.

– Này Sìha, sao Ông chủ trương hành động lại đi đến yết kiến Sa-môn Gotama, người chủ trương không hành động? Này Sìha, Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy.

Rồi tướng quân Sìha, lần thứ hai, ý muốn đi đến yết kiến Thế Tôn bị dập tắt.

 

  1. On a third occasion, a number of w ell-known Licchavis had assembled in the meeting hall and were sitting together speaking in many ways in praise of the Buddha, the Dhamma, and the Sangha. It then occurred to Siha: “Doubtlessly, he must be a Blessed One, an Arahant, a Perfectly Enlightened One. For a number of these well-known Licchavis have assembled in the meeting hall and are sitting together speaking in many ways in praise of the Buddha, the Dhamma, and the Sangha. What can the Niganthas do to me whether or not I obtain their permission? Without having obtained the permission of the

Niganthas, let me go see that Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.”

Then, with five hundred chariots, Siha the general set out from Vesali in the middle of the day in order to see the Blessed One. He went by carriage as far as the ground was suitable for a carriage, and then dismounted from his carriage and entered the monastery grounds on foot. He approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “I have heard this, Bhante: ‘The ascetic Gotama is a proponent of non-doing who teaches his Dhamma for the sake of non-doing and thereby guides his disciples.’ Do those who speak thus state what has been said by the Blessed One and not misrepresent him with what is contrary to fact? Do they explain in accordance with the Dhamma so that they would not incur any reasonable criticism or ground for censure? For we do not want to misrepresent the Blessed One.”

  1. Lần thứ ba, rất nhiều vị Licchavi là có danh tiếng, có danh tiếng, ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Lần thứ ba, tướng quân Sìha suy nghĩ như sau: “Không nghi ngờ gì nữa, Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vì rằng nhiều vị Licchavi này có danh tiếng, có danh tiếng ngồi tụ họp ở hội trường, dùng nhiều phương tiện tán thán Phật, tán thán Pháp, tán thán chúng Tăng. Các Niganthà sẽ làm gì được cho ta, nếu họ được hỏi ý kiến hay không hỏi ý kiến. Vậy ta hãy không hỏi ý kiến Niganthà, đi đến yết kiến vị Thế Tôn ấy, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác”.

Rồi tướng quân Sìha, vào giữa trưa với khoảng năm trăm cỗ xe, đi khỏi Vesàli để yết kiến Thế Tôn. Ði xe cho đến đoạn đất còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ vào trong khu vườn. Rồi tướng quân Sìha đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tướng quân Sìha bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, con có được nghe: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”. Bạch Thế Tôn, họ nói như sau: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”. Bạch Thế Tôn, họ nói về Thế Tôn như vậy, họ có xuyên tạc Thế Tôn với điều không thật chăng? Và họ trả lời có thuận pháp với pháp không, và những ai như pháp thuyết đúng pháp không có lý do để chỉ trích? Bạch Thế Tôn, chúng con không muốn xuyên tạc Thế Tôn.

 

  1. (1) “There is, Slha, a way in which onecould rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of non-doing who teaches his Dhamma for the sake of non-doing and thereby guides his disciples.’

(2) “There is a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of deeds who teaches his Dhamma for the sake of deeds and thereby guides his disciples.’

(3) “There is a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an annihilationist who teaches his Dhamma for the sake of annihilation and thereby guides his disciples.

(4) “There is a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a repeller who teaches his Dhamma for the sake of repulsion and thereby guides his disciples.’

(5) “There is a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an abolitionist who teaches his Dhamma for the sake of abolition and thereby guides his disciples.’

(6) “There is a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a tormentor who teaches his Dhamma for the sake of torment and thereby guides his disciples.’

(7) ”There is a w ay in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is retiring, one who teaches his Dhamma for the sake of retiring and thereby guides his disciples.’

(8) “There is a way in which one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a consoler who teaches his Dhamma for the sake of consolation and thereby guides his disciples.’

  1. – Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp về hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp về đoạn diệt và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người nhàm chán, thuyết pháp về nhàm chán và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương hư vô, thuyết pháp về hư vô và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh, thuyết pháp về khổ hạnh và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, có pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người an ủi, thuyết pháp về an ủi và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

  1. (1) “And in what way, Slha, could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of non-doing who teaches his Dhamma for the sake of non-doing and thereby guides his disciples’? For I assert the non-doing of bodily, verbal, and mental misconduct; I assert the non-doing of the numerous kinds of bad unwholesome deeds. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of non-doing who teaches his Dhamma for the sake of non-doing and thereby guides his disciples.’
  2. Và này Sìha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sìha, ta tuyên bố về không hành động đối với thân làm ác, miệng nói ác, và ý nghĩ ác. Ta tuyên bố về không hành động đối với các pháp ác, bất thiện.

Này Sìha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp về không hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(2) “And in what way could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of deeds who teaches his Dhamma for the sake of deeds and thereby guides his disciples’? For I assert good bodily, verbal, and mental conduct; I assert the doing of the numerous kinds of wholesome deeds. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a proponent of deeds who teaches his Dhamma for the sake of deeds and thereby guides his disciples.’

Này Sìha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp về hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sìha, Ta tuyên bố về hành động đối với thân làm lành, miệng nói lành, và ý nghĩ lành. Ta tuyên bố về hành động đối với các thiện pháp.

Và này Sìha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp về hành động và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(3) “And in what way could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an annihilationist who teaches his Dhamma for the sake of annihilation and thereby guides his disciples’? For I assert the annihilation of lust, hatred, and delusion; I assert the annihilation of the numerous kinds of bad unwholesome qualities. It is in this w ay that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an annihilationist who teaches his Dhamma for the sake of annihilation and thereby guides his disciples.’

Và này Sìha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp về đoạn diệt và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, Ta tuyên bố về đoạn diệt tham, sân, si. Ta tuyên bố về đoạn diệt đối với các pháp ác, bất thiện. Và này Sìha, đây là pháp môn, với pháp môn ấy nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp về đoạn diệt và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(4) “And in what way could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a repeller who teaches his Dhamma for the sake of repulsion and thereby guides his disciples’? For I am repelled by bodily, verbal, and mental misconduct; I am repelled by the acquisition of the numerous kinds of bad unwholesome qualities. It is in this w ay that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a repeller who teaches his Dhamma for the sake of repulsion and thereby guides his disciples.’

Và này Sìhà, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người nhàn chán, thuyết pháp về nhàm chán và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

Này Sìha, Ta nhàm chán đối với thân làm ác, miệng nói ác, và ý nghĩ ác. Ta nhàm chán đối với sự thành tựu các pháp ác, bất thiện.

Này Sìhà, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người nhàm chán, thuyết pháp về nhàm chán và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(5) “And in what w ay could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an abolitionist who teaches his Dhamma for the sake of abolition and thereby guides his disciples’? For I teach the Dhamma for the abolition of lust, hatred, and delusion; I teach the Dhamma for the abolition of the numerous kinds

of bad unwholesome qualities. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is an abolitionist who teaches his Dhamma for the sake of abolition and thereby guides his disciples.’

Và này Sìhà, thế nào là pháp môn do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương hư vô, thuyết pháp về hư vô và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sìha, ta thuyết pháp để hư vô tham, sân, si. Ta thuyết pháp để hư vô các pháp ác bất thiện.

Này Sìha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người hư vô, thuyết pháp về hư vô và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(6) “And in what w ay could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a tormentor who teaches his Dhamma for the sake of tormenting and thereby guides his disciples’? For I assert that bad unwholesome qualities – bodily, verbal, and mental misconduct – are to be burned up. I say that someone is a tormentor when he has abandoned the bad unwholesome qualities that are to be burned up; when he has cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated them so that they are no more subject to future arising. The Tathagata has abandoned the bad unwholesome qualities that are to be burned up; he has cut them off at the root, made them like a palm stump, obliterated

them so that they are no more subject to future arising. It is in this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a tormentor who teaches his Dhamma for the sake of tormenting and thereby guides his disciples.’

Và này Sìhà, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu có ai nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh, thuyết pháp khổ hạnh và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sìha, Ta tuyên bố cần phải khổ hạnh các pháp ác bất thiện, kể cả thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Này Sìha, với ai, pháp ác bất thiện, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, được tu khổ hạnh, được đoạn tận, được chắt đứt từ gốc rễ, được làm cho như thân cây tala, được làm cho không thể tái sanh, được làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, Ta tuyên bố rằng người ấy là người khổ hạnh.

Này Sìha, đối với Như Lai, các pháp ác, bất thiện cần phải khổ hạnh này đã được đoạn tận chúng, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Sìha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người khổ hạnh, thuyết pháp về khổ hạnh và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(7) “And in what w ay could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is retiring, one who teaches his Dhamma for the sake of retiring and thereby guides his disciples’? For I say that someone is retiring when he has abandoned the production of renewed existence, the future bed of the womb; when he has

cut it off at the root, made it like a p alm stump, obliterated it so that it is no mo re subject to future arising. The Tathagata has abandoned the production of renewed existence, the future bed of the womb; he has cut it off at the root, made it like a palm stump, obliterated it so that it is no more subject to future arising. It is in this way that one could rightly say of me: “The ascetic Gotama is retiring, one who teaches his Dhamma for the sake of retiring and thereby guides his disciples.’

Và này Sìha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sìha, với ai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Ta tuyên bố người ấy là người chủ trương không nhập thai. Này Sìha, Như Lai đã đoạn tận sự nhập thai trong tương lai, sự tái sanh, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây tala, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai.

Này Sìha, đây là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người chủ trương không nhập thai, thuyết pháp về không nhập thai và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

(8) “And in what way could one rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a consoler, one who teaches his Dhamma for the sake of consolation and thereby guides his disciples’? For I am a consoler with the supreme consolation; I teach the Dhamma for the sake of consolation and thereby guide my disciples. It is in

this way that one could rightly say of me: ‘The ascetic Gotama is a consoler, one who teaches his Dhamma for the sake of consolation and thereby guides his disciples.”

Và này Sìha, thế nào là pháp môn, do pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người an ủi, thuyết pháp an ủi và huấn luyện các đệ tử như vậy”?

Này Sìha, Ta là người an ủi với tối thượng an ủi, Ta thuyết pháp về an ủi, Ta huấn luyện các đệ tử như vậy. Này Sìha, đây là pháp môn, với pháp môn ấy, nếu nói một cách chơn chánh về Ta, có thể nói: “Sa-môn Gotama là người an ủi, thuyết pháp an ủi và huấn luyện các đệ tử như vậy”.

 

  1. When this was said, Slha the general said to the Blessed One:

– “Excellent, Bhante! Excellent, Bhante! … Let the Blessed One accept me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

– “Make an investigation, Siha! It is good for such well-known people like yourself to make an investigation.”

– “Bhante, I am even more satisfied and pleased with the Blessed One for telling me: ‘Make an investigation, Siha! It is good for such well-known people like yourself to make an investigation.’ For if the members of other sects were to gain me as their disciple, they would carry a banner all over Vesali announcing: ‘Siha the general has become our disciple.’ But the Blessed One rather tells me: ‘Make an investigation, Siha! It is good for such well-known people like yourself to make an investigation.’ So, for the second time, Bhante, I go to the Blessed

One for refuge, to the Dhamma, and to the Sangha of bhikkhus. Let the Blessed One accept me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

– “Siha, your family has long been a fountain of support for the Niganthas; hence you should consider continuing to give alms to them when they approach you.”

– “Bhante, I am even more satisfied and pleased with the Blessed One for telling me: ‘Siha, your family has long been a fountain of support for the Niganthas; hence you should consider continuing to give alms to them when they approach you.’

– For I have heard: ‘The ascetic Gotama says thus: “Alms should be given only to me, not to others; alms should be given only to my disciples, not to the disciples of others. Only what is given to me is very fruitful, not what is given to others; only what is given to my disciples is very fruitful, not what is given to the disciples of others.” Yet the Blessed One encourages me to give to the Niganthas, too.

We’ll know the right time for this. So, for the third time, Bhante, I go to the Blessed One for refuge, to the Dhamma, and to the Sahgha of bhikkhus. Let the

Blessed One accept me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”

  1. Khi được nói như vậy, tướng quân Sìha bạch Thế Tôn:

– Thật vi diệu thay! Bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

– Này Sìha, hãy chín chắn suy tư, hãy chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông.

– Bạch Thế Tôn, con càng bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Sìha, hãy chín chắn suy tư, hãy chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông”. Bạch Thế Tôn, nếu các ngoại đạo được con làm đệ tử, họ sẽ trương cờ lên và tuyên bố: “Tướng quân Sìha đã trở thành đệ tử của chúng tôi”. Nhưng Thế Tôn lại nói với con: “Này Sìha, hãy chín chắn suy tư, hãy chín chắn suy tư là tốt đẹp với những người trứ danh như Ông”. Bạch Thế Tôn, lần thứ hai con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

– Này Sìha, đã từ lâu gia đình Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Niganthà. Hãy cúng dường những món ăn cho những ai đến với Ông.

– Bạch Thế Tôn, con lại bội phần hoan hỷ, bội phần thỏa mãn với những lời Thế Tôn nói với con: “Này Sìha, đã từ lâu gia đình Ông như là giếng nước mưa nguồn cho các người Niganthà. Hãy cúng dường những món ăn cho những ai đến với Ông”. Bạch Thế Tôn, con không nghe như sau, Sa-môn Gotama nói: “Chỉ bố thí cho Ta, chớ bố thí cho các người khác. Chỉ bố thí cho các đệ tử Ta, chớ bố thí cho đệ tử các người khác. Chỉ bố thí cho Ta mới có phước lớn, bố thí cho những người khác không có phước lớn. Chỉ bố thí cho đệ tử Ta mới có phước lớn, bố thí cho đệ tử những người khác không có phước lớn”. Nhưng Thế Tôn lại khuyến khích con bố thí cho Niganthà.

Bạch Thế Tôn, và chúng con ở đây sẽ biết thời nên làm. Bạch Thế Tôn, lần thứ ba con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

9-10. Then the Blessed One gave Siha the general a progressive discourse, that is, a talk on giving, virtuous behavior, and heaven; he revealed the danger, degradation, and defilement of sensual pleasures and the benefit of renunciation. When the Blessed One knew that Slha’s mind was pliant, softened, rid of hindrances, uplifted, and confident, he revealed that Dhamma teaching special to the Buddhas: suffering, its origin, its cessation, and the

path. Then, just as a clean cloth rid of dark spots would readily absorb dye, so too, while Siha the general satin that same seat, there arose in him the dust free, stainless Dhamma eye: ‘Whatever is subject to origination is all subject to cessation.’ Siha the general became one who had seen the Dhamma, attained the Dhamma, understood the Dhamma, fathomed the Dhamma, crossed over doubt, gotten rid of bewilderment, attained selfconfidence, and become independent of others in the teaching of the Teacher. He then said to the Blessed One:

– “Bhante, please let the Blessed One together with the Sangha of bhikkhus accept tomorrow’s meal from me.”

The Blessed One consented by silence. Having understood that the Blessed One had consented, Siha rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed. Then Siha addressed a man: “Go, good man, find some meat ready for sale.”

Then, when the night had passed, Siha the general had various kinds of excellent foods prepared in his own residence, after which he had the time announced to the Blessed One: “It is time, Bhante, the meal is ready.”

  1. Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho tướng quân Sìha, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi Trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các dục, những lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tướng quân Sìha, tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phần khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo”. Cũng như một tấm vải thuần bạch, các chấm đen được gột rửa, rất dễ thấm màu nhuộm. Cũng vậy, chính tại chỗ ngồi ấy, pháp nhãn xa tràn ly cấu khởi lên, tất cả pháp ấy đều bị tiêu diệt.
  2. Rồi tướng quân Sìha thấy pháp, chứng pháp, biết pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ vượt qua, do sự trừ diệt, đạt được vô sở úy, không y cứ người khác đối với các pháp của bậc Ðạo sư. Tướng quân Sìha bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nhận lời mời của con, ngày mai tới dùng cơm với chúng Tỷ-kheo.

Thế Tôn im lặng nhận lời. Rồi tướng quân Sìha biết được Thế Tôn đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi đi ra. Rồi tướng quân cho gọi một người: Này người kia, hãy tìm cho thịt tươi.

Rồi tướng quân Sìha, sau đêm ấy tại trú xứ của mình, cho soạn các món ăn thượng vị, loại cứng và mềm, rồi cho người tới báo tin với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời. Tại trú xứ của tướng quân Sìha, món ăn đã sẵn sàng”.

 

  1. Then, in the morning, the Blessed One dressed, took his bowl and robe, went to Slha’s residence along with the Sangha of bhikkhus, and sat down on the seat prepared for him. Now on that occasion a number of Niganthas [went] from street to street and from square to square in Vesali, thrashing their arms

about and crying out: “Today Siha the general has slain a plump animal to prepare a meal for the ascetic Gotama! The ascetic Gotama knowingly uses meat [obtained from an animal killed] especially for his sake, the act being done on his account.”

Then a man approached Siha the general and whispered into his ear: “Sir, you should know that a number of Niganthas [are going] from street to street and from square to square in Vesali, thrashing their arms about and crying out: ‘Today Slha the general has slain a plump animal to prepare a meal for the ascetic Gotama! The ascetic Gotama knowingly uses meat [obtained from an animal killed] especially for his sake, a deed done on his account.”

“Enough, good man. For a long time, those venerable ones have wanted to discredit the Buddha, the Dhamma, and the Sangha. They will never stop misrepresenting the Blessed One with what is untrue, baseless, false, and contrary to fact, and we would never intentionally deprive a living being of life,

even for the sake of our life.”

  1. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đến trú xứ của tướng quân Sìha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, với chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ nhiều người Niganthà ở Vesàli, từ đường lớn này đến đường lớn khác, từ đường hẻm này đến đường hẻm khác, múa tay la lớn: “Hôm nay, tướng quân Sìha đã giết một con thú lớn, và một bữa cơm được soạn cho Sa-môn Gotama, và Sa-môn tuy biết vậy, vẫn ăn món thịt được sửa soạn, do duyên vì mình được sửa soạn ra”. Rồi một người đi đến tướng quân Sìha, sau khi đến, nói nhỏ vào tai tướng quân Sìha,: “Thưa Tôn giả, Tôn giả có biết chăng? Nhiều Niganthà ở Vesàli, từ đường lớn này đến đường lớn khác, từ đường hẻm này đến đường hẻm khác, múa tay la lớn: “Hôm nay, tướng quân Sìha đã giết một con thú lớn, và một bữa cơm đã được soạn cho Sa-môn Gotama, và Sa-môn tuy biết vậy, vẫn ăn món thịt được sửa soạn, do duyên vì mình được sửa soạn ra”. -Thôi vừa rồi, này bạn. Ðã lâu rồi, các Tôn giả ấy muốn chỉ trích Phật, muốn chỉ trích Pháp, muốn chỉ trích các chúng Tăng. Nhưng các Tôn giả ấy không làm hại gì được Thế Tôn với những lời xuyên tạc không có thật, trống rỗng, láo khoét. Và chúng ta không vì sinh mạng lại cố ý sát hại sinh mạng của loài hữu tình.

 

  1. Then, with his own hands, Slha the general served and satisfied the Sangha of bhikkhus headed by the Buddha with the various kinds of excellent food. Then, when the Blessed One had finished eating and had put away his bowl, Siha sat down to one side. Then the Blessed One instructed, encouraged,

inspired, and gladdened Siha with a Dhamma talk, after which he rose from his seat and departed.

  1. Rồi tướng quân Sìha tự tay mình hầu hạ và làm cho thỏa mãn chúng Tỷ-kheo với đức Phật và người cầm đầu các món ăn thượng vị, loại cứng và mềm. Rồi tướng quân Sìha, sau khi biết Thế Tôn ăn đã xong, bàn tay đã rời khỏi bát, liền ngồi xuống một bên, và Thế Tôn với bài pháp thoại thuyết giảng cho tướng quân Sìha, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy ra đi.

 

13 (3) Thoroughbred – [(III) (13) Con Ngựa Thuần Thục]

 

  1. “Bhikkhus, possessing eight factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship. What eight?
  2. “Here, (1) a king’s excellent thoroughbred horse is wellborn on both sides, maternal and paternal; he is born in whatever area other excellent thoroughbred horses are born. (2) He respectfully eats whatever food they give him, whether moist or dry, without scattering it. (3) He is repelled by sitting down or lying down near feces or urine. (4) He is mild and pleasant to live with, and he does not agitate other horses. (5) He reveals his tricks, ploys, gambits, and wiles as they really are to his trainer so that his trainer can make an effort to stamp them out of him. (6) He carries loads, determined: ‘Whether or not the other horses carry loads, I myself will carry them.’ (7) When moving, he moves only along a straight path. (8) He is strong, and he shows his strength right up until the end of his life. Possessing these eight factors, a king’s excellent thoroughbred horse is worthy of a king, an accessory of a king, and reckoned as a factor of kingship.
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua hiền thiện, thuần thục, khéo sanh cả hai từ mẫu hệ và phụ hệ, tại phương hướng nào, các con ngựa hiền thiện, thuần thục không sanh trưởng, tại phương hướng ấy, con ngựa ấy được sanh; họ cho ăn các món ăn gì, ướt hay khô, con ngựa ấy ăn một cách cẩn thận, không có làm rơi rớt. Con ngựa ấy nhàm chán khi phải đứng hay nằm gần phân hay nước tiểu; con ngựa ấy sống hoan hỷ và dễ dàng sống chung với các con ngựa khác, và không làm các con ngựa khác hoảng sợ. Phàm có những gian dối, giả dối, xảo trá, quanh co gì, nó nêu rõ như thật cho người đánh xe biết, và người đánh xe cố gắng nhiếp phục nó. Khi đang kéo xe, nó nghĩ: “Hãy để cho các con ngựa khác muốn hay không muốn kéo, còn ta, ta sẽ kéo”. Khi đi, nó đi con đường thẳng. Kiên trì, nó kiên trì cho đến khi mạng sống chấm dứt.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, một con ngựa của vua hiền thiện, thuần thục, xứng đáng để vua dùng, thuộc quyền sở sữu của vua, và được xem như là biểu tượng của vua.

 

  1. “So too, bhikkhus, possessing eight qualities, a bhikkhu is worthy of gifts … an unsurpassed field of merit for the world. What eight?
  2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, thành tựu tám pháp này, Tỷ-kheo xứng đáng được cung kính … là ruộng phương vô thượng ở đời. Thế nào là tám?

 

  1. (1) “Here, a bhikkhu is virtuous; he dwells restrained by the Patimokkha, possessed of, good conduct and resort, seeing danger in minute faults. Having undertaken the training rules, he trains in them, (2) He respectfully eats whatever food they give him, whether coarse or excellent, without being annoyed. (3) He is repelled by bodily, verbal, and mental misconduct; he is repelled by the acquisition of the numerous kinds of bad unwholesome qualities. (4) He is mild and pleasant to live with, and he does not agitate other bhikkhus. (5) He reveals his tricks, ploys, gambits, and wiles as they really are to the Teacher or to his wise fellow monks so that they can make an effort to stamp them out of him. (6) He is one who takes lip the training, determined: ‘Whether or not other bhikkhus train, I will train.’ (7) When moving, he moves only along a straight path. In this connection, this is the straight path: right view … right concentration. (8) He has aroused energy thus: ‘Willingly, let only my

skin, sinews, and bones remain, and let the flesh and blood dry up in my body, but I will not relax my energy so long as I have not attained what can be attained by manly strength, energy, and exertion.’ Possessing these eight qualities, a bhikkhu is worthy of gifts … an unsurpassed field of merit for the world.”

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sợ hãi trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Phàm nhận các món đồ ăn gì, thô hay tế, vị ấy ăn một cách cẩn thận, không có oán thán gì, vị ấy có nhàm chán, nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, nhàm chán sự thành tựu các pháp ác bất thiện. Vị ấy hoan hỷ và dễ dàng sống chung với các Tỷ-kheo khác, và không làm các Tỷ-kheo khác hoảng sợ. Phàm có những gian dối, giả dối, xảo trá, quanh co gì, nêu rõ như thật cho vị Ðạo sư hay các đồng Phạm hạnh có trí cố gắng để nhiếp phục. Trong khi học tập, vị ấy khởi lên ý nghĩ: “Hãy để cho các Tỷ-kheo khác học tập, hay không học tập, còn ta, ta sẽ học tập ở đây “. Khi đi, vị ấy đi con đường thẳng, tại đây, con đường thẳng này tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Vị ấy sống tinh cần, nghĩ rằng: “Dầu chỉ có da, gân hay xương còn lại, dầu thịt và máu có khô cạn trong thân, điều mà sự kiên trì của con người, sự tinh tấn của con người, sự nỗ lực có thể đạt được, nếu chưa đạt được thời tinh tấn không có chấm dứt.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời.

 

14 (4) Wild Colts – [(IV) (14) Ngựa Chưa Ðiều Phục]

 

  1. “Bhikkhus, I will teach you the eight kinds of wild colts and the eight faults of a horse, and I will teach you the eight kinds of persons who are like wild colts and the eight faults of a person. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. “And what, bhikkhus, are the eight kinds of wild colts and the eight faults of a horse?

(1) “Here, when a wild colt is told: ‘Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it backs up and spins the chariot around behind it. There is such a kind of wild colt here. This is the first fault of a horse.

  1. – Này các Tỷ-kheo, thế nào là tám loại ngựa chưa được điều phục? Thế nào là tám tánh xấu của ngựa?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc, bị người đánh xe la và thúc đẩy, nó đi lùi, và với lưng, làm chiếc xe chạy vòng lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ nhất của con ngựa.

 

  1. (2) “Again, when a wild colt is told:’Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it leaps back and [thereby] damages the rail and breaks the triple rod. There is such a kind of wild colt here. This is the second fault of a horse.
  2. (3) “Again, when a wild colt is told: ‘Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it loosens its thigh from the chariot pole and crushes the chariot pole. There is such a kind of wild colt here. This is the third fault of a horse.
  3. (4) “Again, when a wild colt is told: ‘Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it takes a wrong path and leads the chariot off the track. There is such a kind of wild colt here. This is the fourth fauit of a horse.
  4. (5) “Again, when a wild colt is told: ‘Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it leaps up with the front of its body and chums the air with its front feet. There is such a kind of wild colt here. This is the fifth fault of a horse.
  5. (6) “Again, when a wild colt is told:.’Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it does not heed its trainer or the goad but destroys the mouthbit with its teeth and sets out wherever it wishes. There is such a kind of wild colt here. This is the sixth fault of a horse.
  6. (7) “Again, when a wild colt is told: ‘Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it does not go forward or turn back but stands right there as still as a post. There is such a kind of wild colt here. This is the seventh fault of a horse.
  7. (8) “Again, when a wild colt is told: ‘Go forward!’ and is being spurred and incited by its trainer, it tucks in its front legs and its back legs and sits down right there on all four legs. There is such a kind of wild colt here. This is the eighth fault of a horse.

“These are the eight kinds of wild colts and the eight faults of a horse.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó nhảy lùi, đạp vào thành xe, làm gãy gọng xe. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ hai của con ngựa.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó rút bắp vế ra khỏi gọng xe và dẫm nát gọng xe. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ ba của con ngựa.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó liền đi con đường xấu và làm cho xe bị lạc hướng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ tư của con ngựa.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó trườn đứng phía chân trước và đạp lên không trung với chân trước. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ năm của con ngựa.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó không để ý đến người đánh xe la, không để ý đến cây gậy thúc ngựa, lấy răng nghiền hàm thiết (khớp ngựa) ngựa và đi chỗ nào nó muốn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ sáu của con ngựa.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó không đi tới, không đi lui, đứng lại tại chỗ như một cột trụ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ bảy của con ngựa.
  7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có loại ngựa chưa được điều phục, khi bảo đi, bị gậy thúc hay bị người đánh xe la, nó liền tréo hai chân trước, tréo lại hai chân sau, và quỵ xuống bốn chân tại đấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là loại ngựa chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ tám của con ngựa.

Này các Tỷ-kheo, đây là tám loại ngựa chưa được điều phục và tám tánh xấu của con ngựa.

 

  1. “And what, bhikkhus, are the eight kinds of persons who are like wild colts and the eight faults of a person?

(1) “Here, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he exonerates himself by reason of lack of memory, saying: ‘I don’t remember [committing such an offense].’ I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred and incited by its trainer, backs up and spins the chariot around behind it. There is such a kind of person here

like a wild colt. This is the first fault of a person.

  1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tám hạng người chưa được điều phục và tám tánh xấu của con người?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, tránh né (vấn đề) như là không nhớ, nói rằng: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ “. Ví như, này các Tỷ-kheo, con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó đi lùi với cái lưng làm cho cái xe chạy vòng lại. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ nhất của con người.

 

  1. (2) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he castigates the reprover himself: ‘What right does an incompetent fool like you have to speak? Do you really think you have something to say?’ I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred

and incited by its trainer, leaps back and [thereby] damages the rail and breaks the triple pole. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the second fault of a person.

  1. (3) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he attributes an offense to the reprover himself, saying: ‘You have committed such and such an offense. Make amends for it first.’ I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred and incited by its trainer, loosens its thigh from the chariot pole and crushes the chariot pole. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the third fault of a person.
  2. (4) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he answers evasively, diverts the discussion to an irrelevant subject, and displays anger, hatred, and bitterness. I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward’, and when spurred and incited by its trainer, takes a

wrong path and leads the chariot off the track. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the fourth fault of a person.

  1. (5) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he speaks while waving his arms about in the midst of the Sangha. I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred and incited by its trainer, leaps up with the front of its body and chums the air with its front feet. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the fifth fault of a person.
  2. (6) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he does not heed the Sangha or his reprover but sets out wherever he wishes while still bearing his offense. I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred and incited by its trainer, does not heed its trainer or the goad but destroys the mouthbit with its teeth and sets out wherever it wishes. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the sixth fault of a person.
  3. (7) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he does not say, ‘I committed an offense, nor does he say, I did not commit an offense, but he vexes the Sangha by keeping silent. I say this person is similar to the wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred and incited

by its trainer, does not go forward or turn back but stands right there as still as a post. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the seventh fault of a person.

  1. (8) “Again, when the bhikkhus are reproving a bhikkhu for an offense, he says: Why are you making such a fuss about me? Now I’ll reject the training and return to the lower life.’ He then rejects the training, returns to the lower life, and declares; ‘Now you can be satisfied!’ I say this person is similar to the

wild colt that, when told: ‘Go forward!’ and when spurred and incited by its trainer, tucks in its front legs and its back legs and sits down right there on all four legs. There is such a kind of person here like a wild colt. This is the eighth fault of a person.

“These, bhikkhus, are the eight kinds’of persons who are like wild colts and the eight faults of a person.”

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, phát ra lời chất vấn Tỷ-kheo buộc tội: “Thầy lấy quyền gì mà nói, này kẻ ngu, không thông minh? Tại sao Thầy nghĩ rằng Thầy phải nói? ” Ví như, này các Tỷ-kheo, con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó nhảy lùi lại, đạp vào thành xe, làm gãy gọng xe. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu hai của con người.
  2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, liền cật nạn Tỷ-kheo buộc tội: “Thầy cũng phạm tội tên là như vậy. Vậy Thầy hãy phát lộ trước”. Ví như, này các Tỷ-kheo, con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó rút bắp vế ra khỏi xe và dẫm nát gọng xe. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu ba của con người.
  3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, liền tránh né vấn đề với một vấn đề khác, hướng dẫn câu chuyện ra ngoài và biểu lộ phẫn nộ, sân hận, bất mãn. Ví như, này các Tỷ-kheo, con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó liền đi vào con đường xấu và làm cho xe bị lạc hướng. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ tư của con người.
  4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, liền nói ba hoa, khua tay múa chân. Này các Tỷ-kheo, ví như con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó liền trườn đứng phía thân trước và đạp lên không với chân trước. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ năm của con người.
  5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, không để ý đến chúng Tăng, không để ý đến các Tỷ-kheo buộc tội, với tội phạm và như một người bị xúc phạm, vị ấy đi chỗ nào vị ấy muốn. Này các Tỷ-kheo, ví như con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó không để ý đến người đánh xe, không để ý đến cây roi, lấy răng nghiến hàm thiết ngựa, và đi chỗ nào nó muốn. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ sáu của con người.
  6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, liền nói: “Tôi không phạm tội, tôi không có phạm tội” và vị ấy làm chúng Tăng bực mình với sự im lặng. Này các Tỷ-kheo, ví như con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó không đi tới, không đi lui, đứng lại tại chỗ như một cột trụ. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ bảy của con người.
  7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo buộc tội một Tỷ-kheo phạm tội. Tỷ-kheo ấy bị các Tỷ-kheo buộc tội, nói như sau: “Tại sao các Tôn giả lại quá lo cho tôi. Bắt đầu từ nay, tôi sẽ từ bỏ học pháp và hoàn tục”. Rồi vị ấy sau khi từ bỏ học pháp và hoàn tục nói như sau: “Nay các Tôn giả ấy được hoan hỷ”. Này các Tỷ-kheo, ví như con ngựa chưa được điều phục ấy, khi bảo đi, bị gậy thúc, hay bị người đánh xe la, nó liền tréo lại hai chân trước, tréo lại hai chân sau và quỵ xuống bốn chân tại đấy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, người này giống như ví dụ ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là hạng người chưa được điều phục. Này các Tỷ-kheo, đây là tánh xấu thứ tám của con người.

Này các Tỷ-kheo, đây là tám hạng người chưa được điều phục và tám tánh xấu của con người.

 

15 (5) Stains – [(V) (15) Các Cấu Uế]

  1. “Bhikkhus, there are these eight stains. What eight?
  2. (1) Nonrecitation is the stain of the hymns. (2) The stain of houses is lack

of upkeep. (3) The stain of beauty is laziness. (4) Heedlessness is the stain of a guard. (5) A woman’s stain is misconduct. (6) Miserliness is a donor’s stain. (7) Bad unwholesome qualities are stains in this world and the next. (8) A stain graver than this is ignorance, the very worst of stains.

These, bhikkhus, are the eight stains.”

 

Non-recitation is the stain of the hymns;

the stain of houses is lack of upkeep;

the stain of beauty is laziness,

heedlessness is the stain of a guard.

 

A woman’s stain is misconduct,

miserliness is a donor’s stain;

bad unwholesome qualities are stains

in this world and the next.

A stain graver than these

is ignorance, the worst of stains.

  1. – Này các Tỷ-kheo, có tám tâm cấu uế này, thế nào là tám?
  2. Này các Tỷ-kheo, không đọc tụng là cấu uế của Thánh điển; này các Tỷ-kheo, không thức dậy là cấu uế của nhà; này các Tỷ-kheo, biếng nhác là cấu uế của dung sắc; này các Tỷ-kheo, phóng dật là cấu uế của phòng hộ; này các Tỷ-kheo, ác hạnh là cấu uế của đàn bà; này các Tỷ-kheo, xan tham là cấu uế của bố thí; các pháp ác, bất thiện, là cấu uế của đời này và đời sau. Nhưng này các Tỷ-kheo, còn có cấu uế lớn hơn các cấu uế. Vô minh là cấu uế lớn nhất.

Này các Tỷ-kheo, đây là tám loại cấu uế.

Không tụng làm nhớp kinh
Không dậy làm nhớp nhà
Biếng nhác làm nhớp dung sắc
Phóng dật làm nhớp phòng hộ
Ác hạnh nhớp mỹ nhân
Xan tham nhớp bố thí
Các pháp ác làm nhớp
Ðời này và đời sau
Nhưng có loại cấu uế
Hơn tất cả cấu uế
Ðấy chính là vô minh
Là cấu uế lớn nhất.

 

16 (6) Mission – [(VI) (16) Sứ Giả]

 

  1. “Bhikkhus, possessing eight qualities, a bhikkhu is worthy of going on a mission. What eight?
  2. “Here, (1) – (2) a bhikkhu is one who listens and makes others listen; (3) – (4) he is one who learns well and makes others learn; (5) – (6) he is one who understands and communicates well; (7) he is skilled in [knowing] what is relevant and what irrelevant; and (8) he does not foment quarrels.

Possessing these eight qualities, a bhikkhu is worthy of going on a mission.

  1. – Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo xứng đáng đi làm sứ giả. Thế nào là tám?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người nghe, khiến người khác nghe, học và khiến người khác thọ trì, biết và khiến người khác biết, thiện xảo trong vấn đề thích hợp và không thích hợp (hay vấn đề kinh điển hay không kinh điển), không phải là người ưa cãi nhau.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo xứng đáng đi làm sứ giả.

 

  1. “Bhikkhus, possessing eight qualities, Sariputta is worthy of going on a mission. What eight?
  2. “Here, Sariputta is one who listens and who makes others listen … he does not foment quarrels.

Possessing these eight qualities, Sariputta is worthy of going on a mission.”

 

One who does not tremble when he arrives

at an assembly with fierce debaters;

who does not omit words:

or conceal his message;

who speaks without hesitation,

and does not waver when asked a question;

a bhikkhu like this is worthy

of going on a mission.

  1. Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta (Xá-lợi-phất) xứng đáng đi làm sứ giả. Thế nào là tám?
  2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sàriputta là người nghe, và khiến người khác nghe, học và khiến người khác thọ trì, biết và khiến người khác biết, thiện xảo trong vấn đề thích hợp và không thích hợp, không phải là người ưa cãi nhau.

Thành tựu tám pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta xứng đáng đi làm sứ giả:

Với ai không run sợ,
Ðến hội chúng bạo ngôn
Không quên lời đã học
Không che giấu giáo pháp
Không nói lời nghi hoặc
Ðược hỏi không phẫn nộ
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Xứng đáng đi sứ giả.

 

17 (7) Bondage (1) – [(VII) (17) Sự Trói Buộc Của Nữ Nhân]

 

  1. “Bhikkhus, a woman binds a man in eight ways. What eight?
  2. A woman binds a man by her form … by her smile … by her speech … by singing … by weeping … by her appearance … by a present … by her touch … A woman binds a man in these eight ways.

Those beings are thoroughly bound who are bound by touch.”

  1. – Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân. Thế nào là tám?
  2. Này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với sắc; này các Tỷ-kheo nữ nhân trói buộc nam nhân với tiếng cười; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với lời nói; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với lời ca; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với nước mắt; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với áo quần; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với vật tặng; này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân với xúc chạm.

Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nữ nhân trói buộc nam nhân. Các loài hữu tình bị khéo trói buộc bởi các hình tướng ấy, giống như trói buộc bởi bẫy sập.

 

18 (8) Bondage (2) – [(VIII) (18) Nam Nhân Trói Buộc]

 

  1. “Bhikkhus, a man binds a woman in eight ways. What eight?
  2. A man binds a woman by his form … by his smile … by his speech … by singing … by weeping … by his appearance … by a present … by his touch. A man binds a woman in these eight ways.

Those beings are thoroughly bound who are bound by touch.”

  1. – Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân. Thế nào là tám?
  2. Này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với sắc; này các Tỷ-kheo nam nhân trói buộc nữ nhân với tiếng cười; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với lời nói; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với lời ca; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với nước mắt; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với áo quần; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với vật tặng; này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân với xúc chạm.

Với tám hình tướng, này các Tỷ-kheo, nam nhân trói buộc nữ nhân. Các loài hữu tình bị khéo trói buộc bởi các hình tướng ấy, giống như trói buộc bởi bẫy sập.

 

19 (9) Paharada – [(IX) (19) A-Tu-La Pahàràda]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Veranja at the foot of Naleru’s neem tree. Then Paharada, ruler of the asuras, approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. The Blessed One then said to him:

– “Paharada, do the asuras take delight in the great ocean?”

– “Bhante, the asuras do take delight in the great ocean.”

– “But, Paharada, how many astounding and amazing qualities do the asuras see in the great ocean because of which they take delight in it? “

– “The asuras see eight astounding and amazing qualities in the great ocean because of which they take delight in it. What eight?

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Veranjà, dưới gốc cây Nalerupucimanda. Rồi vua A-tu-la Pahàràda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với vua A-tu-la Pahàràda đang đứng một bên:

– Này Pahàràda, có phải các A-tu-la thích thú biển lớn?

– Bạch Thế Tôn, các A-tu-la thích thú biển lớn.

– Này Paràhàda, có bao nhiêu sự vi diệu chưa từng có trong biển lớn mà do thấy chúng, các A-tu-la thích thú biển lớn?

– Bạch Thế Tôn, có tám vi diệu chưa từng có trong biển lớn mà do thấy chúng, các A-tu-la thích thú biển lớn. Thế nào là tám?

 

  1. (1) “The great ocean, Bhante, slants, slopes, and inclines gradually, not dropping off abruptly. This is the first astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean because of which they take delight in it.
  2. (2) “Again, the g reat ocean is stable and does not overflow its boundaries. This is the second astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean …
  3. (3) “Again, the great ocean does not associate with a corpse, but quickly carries it to the coast and washes it ashore. This is the third astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean …
  4. (4) “Again, when the great rivers – the Ganges, the Yamuna, the Aciravati, the Sarabhu, and the Mahi – reach the great ocean, they give up their former names and designations and are simply called the great ocean. This is the fourth astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean …
  5. Bạch Thế Tôn, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Vì rằng bạch Thế Tôn, vì rằng biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhất, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
  6. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Vì rằng bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ, bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ hai, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
  7. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Vì rằng bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Nên bạch Thế Tôn đây là vi diệu chưa từng có thứ ba, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
  8. Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Vì rằng, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng … trở thành biển lớn, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tư, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

 

  1. (5) “Again, whatever streams in the world flow into the great ocean and however much rain falls into it from the sky, neither a decrease nor a filling up can be seen in the great ocean. This is the fifth astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean …
  2. (6) “Again, the great ocean has but one taste, the taste of salt. This is the sixth astounding and amazing quality that the asuras see, in the great ocean …
  3. (7) “A gain, the great ocean contains many precious substances, numerous precious substances such as pearls, gems, lapis lazuli, conch, quartz, coral, silver, gold, rubies, and cats eye. This is the seventh astounding and amazing quality

that the asuras see in the great ocean …

  1. Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Bạch Thế Tôn, vì rằng, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy, bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ năm, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
  2. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ sáu, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.
  3. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như thân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Vì rằng, bạch Thế Tôn , biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ bảy, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

 

(8) ” Again, the great ocean is the abode of great beings such as timis, timihgalas, timirapingalas, asuras, nagas, and gandhabbas. There are in the great ocean beings with bodies one hundred yojanas long, two hundred, three hundred, four hundred, and five hundred yojanas long. This is the eighth astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean

because of which they take delight in it. “These, Bhante, are the eight astounding.and amazing qualities that the asuras see in the great ocean because of which they take delight in it. But do the bhikkhus take delight in this

Dhamma and discipline?”

– “Paharada, the bhikkhus do take delight in this Dhamma and discipline.”

– “But, Bhante, how many astounding and amazing qualities do the bhikkhus see in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it?”

  1. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loại chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con Timi, Timingalà, Timiramingalà, những loại Asurà (A-tu-la), các loại Nàgà, các loại Gandhabbà. Trong biển có những loài hữu tình có tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do tuần. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loài chúng sanh lớn … năm trăm do tuần, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này?

– Này Pahàràda, Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này.

– Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này có bao nhiêu pháp vi diệu chưa từng có mà do thấy chúng, thấy chúng, các Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này?

 

  1. “The bhikkhus see eight astounding and amazing qualities in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it. What eight?
  2. (1) “Just as, Paharada, the great ocean slants, slopes, and inclines gradually, not dropping off abruptly, so too, in this Dhamma and discipline penetration to final knowledge occurs by gradual training, gradual activity, and gradual practice, not abruptly. This is the first astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline because of w hich they take delight in it.
  3. (2) “Just as the great ocean is stable and does not overflow its boundaries, so too, when I have prescribed a training rule for my disciples, they will not transgress it even for life’s sake. This is the second astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline …
  4. – Này Pahàràda, có tám pháp vi diệu này chưa từng có trong Pháp và Luật mà do thấy chúng, thấy chúng, các Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này. Thế nào là tám?
  5. Ví như, này Pahàràda, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình. Này Pahàràda, vì rằng trong pháp và luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình, nên này Pahàràda, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhất mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.
  6. Ví như, này Pahàràda, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Cũng vậy, này Pahàràda, khi các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua,. Vì rằng này Pahàràda các học pháp được Ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của Ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua,. Nên này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ hai do mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

  1. (3) “Just as the great ocean does not associate with a corpse, but quickly carries it to the coast and washes it ashore, so too, the Sangha does not associate with a person who is immoral, of bad character, impure, of suspect behavior, secretive in his actions, not an ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one, inwardly rotten, corrupt, depraved;

rather, it quickly assembles and expels him. Even though he is seated in the midst of the Sangha of bhikkhus, yet he is far from the Sangha and the Sangha is far from him. This is the third astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline.

  1. Ví như, này Pahàràda, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Cũng vậy, này Pahàràda, người nào là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn, nhưng tự nhận là Sa-môn, không phải sống Phạm hạnh nhưng tự nhận có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh. Chúng Tăng không sống chung với người ấy, lập tức hội họp lại và đuổi người ấy ra khỏi. Dầu cho người ấy có ngồi giữa chúng Tỷ-kheo Tăng, nhưng người ấy sống xa chúng Tăng và chúng Tăng sống xa người ấy. Vì rằng, này Pahàràda, người ấy là ác giới, theo ác pháp, … tánh tình bất tịnh … và chúng Tăng sống xa vị ấy, nên này Pahàràda, trong pháp và luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

  1. (4) “Just as, when the great rivers … reach the great ocean, they give up their former names and designations and are simply called the great ocean, so too, when members of the four social classes – khattiyas, brahmins, vessas, and suddas – go forth from the household life into homelessness in the Dhamma

and discipline proclaimed by the Tathagata, they give up their former names and clans and are simply called ascetics following the Sakyan son. This is the fourth astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline …

  1. Ví như, này Pahàràda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Yamunà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràda, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

  1. (5) “Just as, whatever streams in the world flow into the great ocean and however much rain falls into it from the sky, neither a decrease nor a filling up can be seen in the great ocean, so too, even if many bhikkhus attain final nibbana by way of the nibbana element without residue remaining, neither a decrease nor a filling up can be seen in the nibbana element. This is the fifth astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline …
  2. Ví như, này Pahàràda, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Cũng vậy, này Pahàràda, nếu có nhiều Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahàràda, nếu có nhiều vị Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ năm mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

  1. (6) “Just as the great ocean has but one taste, the taste of salt, so too, this Dhamma and discipline has but one taste, the taste of liberation. This is the sixth astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline …
  2. Ví như, này Pahàràda, biển lớn chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, này Pahàràda, Pháp và Luật cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ sáu mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

  1. (7) “Just as the great ocean contains many precious substances, numerous precious substances such as pearls catseye (catseye stone, cats eye gemstone), so too, this Dhamma and discipline contains many precious substances, numerous precious substances: the four establishments of mindfulness, the four right strivings, the four bases for psychic potency, the five spiritual faculties, the five powers, the seven factors of enlightenment, the noble eightfold path. This is the seventh astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline …
  2. Ví như, này Pahàràda, biển lớn có nhiều châu báu, có nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như trân châu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Cũng vậy, này Pahàràda, Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành. Này Pahàràda, vì rằng Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành, nên này Pahàràdan, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ bảy mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

  1. (8) “Just as the great ocean is the abode of great beings such as timis … gandhabbas; and as there are in the great ocean beings with bodies one hundred yojanas long … five hundred yojanas long, so too this Dhamma and discipline is the abode of great beings: the stream-enterer, the one practicing

for realization of the fruit of stream-entry; the once-returner, the one practicing for realization of the fruit of once-returning; the non-returner, the one practicing for realization of the fruit of non-returning; the arahant, the one practicing for arahantship. This is the eighth astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it.

“These, Paharada, are the eight astounding and amazing qualities that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it.”

  1. Ví như, này Pahàràda, biển lớn là trú xứ các loại chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con Timi, Timingalà, Timiramingalà, những loại Asurà (A-tu-la), các loại Nàgà, các loại Gandhabbà. Trong biển có những loài hữu tình với tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do tuần. Cũng vậy, này Pahàràda, Pháp và Luật là trú xứ của các loài chúng sanh lớn. Ở đấy có những loại chúng sanh này: bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến chứng ngộ Dự lưu quả, bậc Nhất Lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Nhất lai quả, bậc Bất lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Bất lai quả, bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng ngộ quả A-la-hán. Này Pahàràda, vì rằng Pháp và Luật này là trú xứ của các loại chúng sanh lớn. Ở đấy có những chúng sanh này … quả A-la-hán. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tám mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

Này Pahàràda, đây là tám pháp vi diệu, chưa từng có trong pháp và luật và do thấy vậy, do thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.

 

20 (10) Uposatha – [(X) (20) Ngày Trai Giới]

 

  1. On one occasion, the Blessed One was dwelling at Savatthi in Migaramata’s Mansion in the Eastern Park. Now on that occasion, on the day of the uposatha, the Blessed One was sitting surrounded by the Sangha of bhikkhus. Then, as the night advanced, when the first watch passed, the Venerable Ananda rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, reverently saluted the Blessed One, and said to him:

– “Bhante, the night has advanced; the first watch has passed; the Sangha of bhikkhus has been sitting for a long time. Let the Blessed One recite the Patimokkha to the bhikkhus.” When this was said, the Blessed One was silent.

  1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Ðông viên, chỗ lâu đài mẹ Migàra. Lúc bấy giờ Thế Tôn, nhân ngày trai giới, đang ngồi, có chúng Tăng đoanh vây. Rồi Tôn giả Ananda, khi đêm đã gần mãn, và canh một đã qua, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh một đã qua, chúng Tỷ-kheo đã ngồi lâu, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đọc giới bổn cho các Tỷ-kheo.

Khi được nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng.

 

  1. As the night advanced [still further], when the middle watch passed, the Venerable Ananda rose from his seat a second time, arranged his upper robe over one shoulder, reverently saluted the Blessed One, and said to him:

– “Bhante, the night has advanced [still further]; the middle watch has passed; the Sangha of bhikkhus has been sitting for a long time. Bhante, let the Blessed One recite the Patimokkha to the bhikkhus.” A second time the Blessed One was silent.

  1. Lần thứ hai, Tôn giả Ananda, khi đêm đã gần mãn, và canh giữa đã qua, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh cuối đã qua, chúng Tỷ-kheo đã ngồi lâu, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đọc giới bổn cho các Tỷ-kheo.

 

  1. As the night advanced [still further], when the last watch passed, when dawn arrived and a rosy tint appeared on the horizon, the Venerable Ananda rose from his seat a third time, arranged his upper robe over one shoulder, reverently saluted the Blessed One, and said to him:

– “Bhante, the night has advanced [still further]; the last watch has passed; dawn has arrived and a rosy tint has appeared on the horizon; the Sangha

of bhikkhus has been sitting for a long time. Let the Blessed One recite the Patimokkha to the bhikkhus.”

– “This assembly, Ananda, is impure.”

  1. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda, khi đêm đã gần mãn, và canh cuối đã qua, rạng đông đã khởi, mặt đêm đã sáng rõ, từ chỗ ngồi, đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh cuối đã qua, rạng đông đã khởi, mặt đêm đã sáng tỏ, chúng Tỷ-kheo đã ngồi lâu, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đọc giới bổn cho các Tỷ-kheo.

– Này Ananda, hội chúng không được thanh tịnh.

 

  1. Then it occurred to the Venerable Mahamoggallana: “What person was the Blessed One referring to when he said: ‘This assembly, Ananda, is impure’?” Then the Venerable Mahamoggallana fixed his attention on the entire Sangha of

bhikkhus, encompassing their minds with his own mind. He then saw that person sitting in the midst of the Sangha of bhikkhus: one who was immoral, of bad character, impure, of suspect behavior, secretive in his actions, not an ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one,

inwardly rotten, corrupt, depraved. Having seen him, he rose from his seat, went up to that person, and said to him:

– “Get up, friend. The Blessed One has seen you. You cannot live in communion

with the bhikkhus.”

When this was said, that person remained silent. A second time … A third time the Venerable Mahamoggallana said to that person: “Get up, friend. The Blessed One has seen you. You cannot live in communion with the bhikkhus.”

A third time that person remained silent.

  1. Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna suy nghĩ như sau: “Ðề cập đến người nào, Thế Tôn đã nói: “Này Ananda, hội chúng không được thanh tịnh “? Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna, với tâm của mình, chú tâm tác ý đến toàn thể chúng Tỷ-kheo Tăng, Tôn giả thấy một người ấy là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh, đáng nghi ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn nhưng tự nhận là Sa-môn, không sống Phạm hạnh nhưng tự nhận là sống Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh, đang ngồi giữa chúng Tỷ-kheo; thấy vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến người ấy, sau khi đến, nói với người ấy:

– Này Hiền giả, hãy đứng dậy. Thế Tôn đã thấy Ông. Ðối với Hiền giả, không thể chung sống với các Tỷ-kheo.

– Ðược nói như vậy, người ấy im lặng. Lần thứ hai, Tôn giả Mahàmoggallàna nói với người ấy:

– Này Hiền giả, hãy đứng dậy. Thế Tôn đã thấy Ông. Ðối với Hiền giả, không thể chung sống với các Tỷ-kheo.

Lần thứ hai, người ấy im lặng. Lần thứ ba, Tôn giả Mahàmoggallàna nói với người ấy:

– Này Hiền giả, hãy đứng dậy. Thế Tôn đã thấy Ông. Ðối với Hiền giả, không thể chung sống với các Tỷ-kheo.

Lần thứ ba, người ấy im lặng.

 

  1. Then the Venerable Mahamoggallana grabbed that person by the arm, evicted him through the outer gatehouse, and bolted the door. Then he returned to the Blessed One and said to him:

– “I have evicted that person, Bhante. The assembly is pure. Let the Blessed One recite the Patimokkha to the bhikkhus.”

– “It’s astounding and amazing, Moggallana, how that hollow man waited until he was grabbed by the arm.”

Then the Blessed One addressed the bhikkhus:

– “Now, bhikkhus, you yourselves should conduct the uposatha and recite the Patimokkha. From today onward, I will no longer do so. It is impossible and inconceivable that the Tathagata could conduct the uposatha and

recite the Patimokkha in an impure assembly.

  1. Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna nắm lấy cánh tay người ấy, đẩy ra khỏi cửa, đóng chốt cửa lại, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, người ấy đã bị con đuổi ra khỏi. Hội chúng đã thanh tịnh. Bạch Thế Tôn, hãy thuyết giới bổn cho chúng Tỷ-kheo.

– Thật vi diệu thay, này Mahàmoggallàna! Thật hy hữu thay, này Mahàmoggallàna! Cho đến khi bị nắm tay, kẻ ngu sĩ kia mới đi.

Rồi Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy hành trì Uposatha (Bố-tát), hãy đọc giới bổn. Bắt đầu từ nay, này các Tỷ-kheo, Ta sẽ không đọc giới bổn. Này các Tỷ-kheo, không có sự kiện, không có cơ hội rằng Như Lai có thể đọc giới bổn trong một hội chúng không thanh tịnh.

 

  1. (Missing).
  2. 6. Không có.

 

  1. “The asuras, bhikkhus, see these eight astounding and amazing qualities in the great ocean because of which they take delight in it. What eight?

(1) “The great ocean, bhikkhus, slants, slopes, and inclines gradually, not dropping off abruptly. This is the first astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean because of which they take delight in it …

[All as in 8:19, but addressed to the bhikkhus.]

  1. Này các Tỷ-kheo, trong biển lớn có tám pháp vi diệu chưa từng có này mà do thấy vậy, thấy vậy, các Asurà (A-tu-la) thích thú biển lớn. Thế nào là tám?

Này các Tỷ-kheo, biển lớn tuần tự xuôi, tuần tự thuận hướng … (như trên, Kinh số 19, từ đoạn số 2 đến số 9) … Này các Tỷ-kheo, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám mà do thấy vậy, thấy vậy, các Asurà (A-tu-la) thích thú biển lớn.

Này các Tỷ-kheo, trong biển lớn có tám pháp vi diệu chưa từng có này mà do thấy vậy, thấy vậy, các Asurà thích thú biển lớn.

 

(8) “Again, the great ocean is the abode of great beings … five hundred yojanas long. This is the eighth astounding and amazing quality that the asuras see in the great ocean because of which they take delight in it.

“These, bhikkhus, are the eight astounding and amazing qualities that the asuras see in the great ocean because of which they take delight in it. So too, the bhikkhus see eight astounding and amazing qualities in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it. What eight?

(1) “Just as, bhikkhus, the great ocean slants, slopes, and inclines gradually, not dropping off abruptly, so too, in this Dhamma and discipline penetration to final knowledge occurs by gradual training, gradual activity, and gradual practice, not

abruptly. This is the first astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it …

[All as in 8:19, but addressed to the bhikkhus.]

(8) “Just as the great ocean is the abode of great beings … five hundred yojanas long, so too, this Dhamma and discipline is the abode of great beings: the stream-enterer, the one practicing for the realization of the fruit of stream-entry … the arahant, the one practicing for arahantship. This is the eighth astounding and amazing quality that the bhikkhus see in this Dhamma and

discipline because of which they take delight in it.

“These, bhikkhus, are the eight astounding and amazing qualities that the bhikkhus see in this Dhamma and discipline because of which they take delight in it.”

  1. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này có tám pháp vi diệu chưa từng có này mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. Thế nào là tám?

Ví như, này các Tỷ-kheo, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng … (như trên 19, đoạn số 11 với những thay đổi cần thiết ) … Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo hoan hỷ trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, trong Pháp và Luật này, có tám pháp vi diệu, chưa từng có này mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo hoan hỷ trong Pháp và Luật này.

 

III. Householders – [III. Phẩm Gia Chủ]

 

21 (1) Ugga (1) – [(I) (21) Ugga Ở Vesali]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in the hall with the peaked roof in the Great Wood. There the Blessed One addressed the bhikkhus: – “Bhikkhus!”

– “Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

  1. “Bhikkhus, you should remember the householder Ugga of Vesali as one who possesses, eight astounding and amazing qualities.” This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One rose from his seat and entered his

dwelling.

  1. Then, in the morning, a certain bhikkhu dressed, took his bowl and robe, and went to the residence of the householder Ugga of Vesali. When he arrived, he sat down on the seat that was prepared for him. Then the householder Ugga of Vesali approached that bhikkhu, paid homage to him, and sat down to one side. The bhikkhu then said to him:
  2. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– “Này các Tỷ-kheo!”.

– “Bạch Thế Tôn”. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

  1. – Này các Tỷ-kheo, gia chủ Ugga, người Vesàli, thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có. Các Thầy hãy thọ trì như vậy.

Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.

  1. Rồi một Tỷ-kheo đắp y vào buổi sáng, cầm bát y, đi đến trú xá của gia chủ Ugga người Vesàli; sau khi đến, liền ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ Ugga người Vesàli, đi đến Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo ấy rồi ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy nói với gia chủ Ugga, người Vesàli, đang ngồi xuống một bên:

 

  1. “Householder, the Blessed One declared that you possess eight astounding and amazing qualities. What are they?”

– “I don’t know, Bhante, what eight astounding and amazing qualities the Blessed One declared that I possess. However, there are found in me eight astounding and amazing qualities. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, householder,” the bhikkhu replied.

The householder Ugga of Vesali said this:

  1. (1) “When, Bhante, I first saw the Blessed One in the distance, as soon as I saw him my mind acquired confidence in him. This is the first astounding and amazing quality found in me. (2) “With a confident mind, I attended on the Blessed One. The Blessed One then gave me a progressive discourse, that is,

a talk on giving, virtuous behavior, and heaven; he revealed the danger, degradation, and defilement of sensual pleasures and the benefit of renunciation.

  1. – Này gia chủ, Thế Tôn có nói rằng: “Gia chủ Ugga người Vesàli này, thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có”. Này gia chủ, thế nào là tám pháp vi diệu chưa từng có ấy, mà Thế Tôn nói gia chủ là người được thành tựu?

– Thưa Tôn giả, tôi không biết Thế Tôn đã nói tôi thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có là gì. Nhưng thưa Tôn giả, tôi có tám pháp vi diệu chưa từng có này, hãy lắng nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói.

– Vâng, này gia chủ, Tỷ-kheo ấy vâng đáp gia chủ Ugga người Vesàli.

Gia chủ Ugga người Vesàli nói như sau:

  1. – Thưa Tôn giả, khi tôi lần đầu tiên chỉ từ xa thấy Thế Tôn thôi, thưa Tôn giả, chỉ thấy Thế Tôn thôi, tâm tôi được tịnh tín. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu thứ nhất, được có ở nơi tôi. Rồi thưa Tôn giả, với tâm tịnh tín ấy, tôi hầu hạ Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp thuận thứ cho tôi, như thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về cõi Trời, nói đến sự nguy hại, hạ liệt, nhiễm ô của các dục và sự lợi ích của viễn ly.

 

  1. When the Blessed One knew that my mind was pliant, softened, rid of hindrances, uplifted, and confident, he revealed that Dhamma teaching special

to the Buddhas: suffering, its origin, its cessation, and the path. Then, just as a clean cloth rid of dark spots would readily absorb dye, so too, while I sat in that same seat, the dustfree, stainless Dhamma-eye arose in me: ‘Whatever is subject to origination is all subject to cessation.’ I saw the Dhamma,

attained the Dhamma, understood the Dhamma, fathomed the Dhamma, crossed over doubt, got rid of bewilderment, attained self-confidence, and became independent of others in the teaching of the Teacher. Right there I went for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and undertook the training rules with celibacy as the fifth. This is the second astounding and

amazing quality found in me.

  1. Khi Thế Tôn biết tôi tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phấn khởi, tâm được hoan hỷ, Thế Tôn mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: “Khổ, Tập, Diệt, Ðạo”. Cũng như một tấm vải thuần bạch, các chấm đen được gột rửa, rất dễ thấm màu nhuộm. Cũng vậy, chính tại chỗ ngồi ấy, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên nơi tôi: “Phàm pháp gì được tập khởi, tất cả Pháp ấy đều bị đoạn diệt”. Rồi thưa Tôn giả, khi tôi thấy pháp, đạt pháp, biết pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ được vượt qua, do dự trù diệt, đạt được vô sở úy, không ý cứ người khác đối với pháp bậc Ðạo sư. Tại đấy, tôi quy y Phật, quy y Pháp và chúng Tăng, tôi thọ lãnh năm học pháp về Phạm hạnh. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ hai, được có ở nơi tôi.

 

  1. (3) “I had four young wives. I then, went to them and said: ‘Sisters, I have undertaken the training rules with celibacy as the fifth. If you want, you can enjoy wealth right here and do merits, or go back to your own family circle, or inform me if you want me to give you over to another man.’ My eldest wife then said to me: ‘Young sir, give me to such and such a man.’ I sent for that man, and with my left hand I took my wife, with my right hand I took the ceremonial vase, and I gave her to that man. But even while giving away my young wife, I don’t recall that any alteration took place in my mind. This is the third astounding and amazing quality found in me.
  2. Thưa Tôn giả, tôi có bốn vợ đều còn trẻ tuổi. Rồi tôi đi đến các người vợ ấy; sau khi đến, tôi nói với các người vợ ấy như sau: “Này các vị, tôi đã thọ lãnh năm học pháp về Phạm hạnh. Ai muốn, hãy hưởng thọ tài sản ở chỗ này, hay làm các công đức, hay đi đến gia đình bà con của mình, hay ai có ưng ý người đàn ông nào, tôi sẽ cho các vị”. Ðược nói như vậy, thưa Tôn giả, người vợ lớn của tôi nói với tôi: “Thưa gia chủ Ugga, hãy cho tôi người đàn ông tên này”. Rồi thưa Tôn giả, tôi cho mời người ấy lại, với tay trái tôi cầm người vợ, với tay phải tôi cầm bình nước, rồi tôi rửa sạch người ấy. Thưa Tôn giả, từ khi bỏ người vợ trẻ, tâm tôi không có một chút đổi khác. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ ba, được có ở nới tôi.

 

  1. (4) “My family is wealthy but the wealth is shared unreservedly with virtuous people of good character. This is the fourth astounding and amazing quality found in me.
  2. Thưa Tôn giả, có những tài sản ở trong gia đình tôi, chúng được phân chia giữa những người có giới và những người tốt lành. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ tư, được có ở với tôi.

 

  1. (5) “Whenever I attend on a bhikkhu, I attend on him respectfully, not without respect. This is the fifth astounding and amazing quality found in me.
  2. Khi tôi hầu hạ một Tỷ-kheo, tôi hầu hạ rất cẩn thận, không phải không cẩn thận. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ năm, được có ở với tôi.

 

  1. (6) “If that venerable one teaches me the Dhamma, I listen to it respectfully, not without respect. If he doesn’t teach me the Dhamma, then I teach him the Dhamma. This is the sixth astounding and amazing quality found in me.
  2. Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả ấy thuyết pháp cho tôi, tôi nghe hết sức cẩn thận, không phải không cẩn thận. Nếu Tôn giả ấy không thuyết pháp cho tôi, thời tôi thuyết pháp cho vị ấy. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ sáu, được có ở nơi tôi.

 

  1. (7) “It isn’t unusual for deities to come and report to me: ‘Householder, the Dhamma is well expounded by the Blessed One.’ I then say to those deities: ‘Whether you say so or not, the Dhamma is well expounded by the Blessed One.’ Still, I do not recall any mental exultation arising because deities come

to me or because I converse with deities. This is the seventh astounding and amazing quality found in me.

  1. Thật không phải là vi diệu, thưa Tôn giả, chư Thiên sau khi đến, bảo tôi: “Này gia chủ, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng!”. Khi được nói vậy, thưa Tôn giả, tôi nói với chư Thiên ấy như sau: “Dầu cho chư Thiên các người có nói như vậy hay không nói như vậy, pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng”. Thưa Tôn giả, tuy vậy tâm tôi không có tự hào về nhân duyên ấy, nghĩa là: “Chư Thiên đến với ta, ta cùng nói chuyện với chư Thiên”. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ bảy, được có ở nơi tôi.

 

  1. (8) “Of the five lower fetters taught by the Blessed One, I don’t see any that I haven’t abandoned. This is the eighth astounding and amazing quality found in me.

“These, Bhante, are eight astounding and amazing qualities found in me. But I don’t know what eight astounding and amazing qualities the Blessed One declared that I possess.”

  1. Thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử này được Thế Tôn thuyết giảng, tôi thấy rõ không có một pháp nào không được đoạn tận ở nơi tôi. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ tám, được có ở nơi tôi.

Thưa Tôn giả, tám pháp vi diệu chưa từng có này có mặt. Nhưng tôi không biết Thế Tôn đã nói tôi thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này.

 

  1. Then that bhikkhu, having received almsfood at the residence of the householder Ugga of Vesali, rose from his seat and departed. After his meal, on returning from his alms round, he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported to him the entire conversation he had

had with the householder Ugga of Vesali.

  1. [The Blessed One said:] “Good, good, bhikkhu? I had declared that the householder Ugga of Vesali possesses the same eight astounding and amazing qualities that he rightly explained to you. You should remember the householder Ugga of Vesali as one who possesses these eight astounding and amazing qualities.”
  2. Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi nhận đồ ăn khất thực tại trú xứ của gia chủ Ugga, người Vesàli, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi ăn xong, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy đem tất cả câu chuyện nói với gia chủ Ugga người Vesàli thuật lại với Thế Tôn.
  3. – Lành thay, lành thay! này Tỷ-kheo, gia chủ Ugga người Vesàli nếu có trả lời một cách chơn chánh, có thể trả lời như vậy. Này Tỷ-kheo, Ta đã nói gia chủ Ugga người Vesàli thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ Ugga, người Vesàli, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này.

 

  • 2) Ugga (2) – [(II) (22) Ugga Người Hatthigama]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Vajjis at Hatthigama. There the Blessed One addressed the bhikkhus …
  2. “Bhikkhus, you should remember the householder Ugga of Hatthigama as one who possesses eight astounding and amazing qualities.’ This is what the Blessed One said.

Having said this, the Fortunate One rose from his seat and entered his

dwelling.

3-4. Then, in the morning, a certain bhikkhu dressed, took his bowl and robe, and went to the residence of the householder Ugga of Hatthigama. When he arrived, he sat down on the seat that was prepared for him. Then the householder Ugga of Hatthigama approached that bhikkhu, paid homage to him, and sat down to one side. The bhikkhu then said to him: “Householder, the Blessed One declared that you possess, eight astounding and amazing qualities. What are they?”

– ” I don’t know, Bhante, what eight astounding and amazing qualities the Blessed One declared that I possess. However, there are found in me eight astounding and amazing qualities. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, householder,” the bhikkhu replied. The householder Ugga of Hatthigama said this:

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Vajji, tại làng Hatthi. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo … (như kinh 21.1) … Thế Tôn nói như sau:
  2. – Này các Tỷ-kheo, gia chủ Ugga, người Hatthigama, thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có. Các Thầy hãy thọ trì như vậy.

Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.

3-4. … (như kinh 21.3-4 ở trên, với các sửa đổi cần thiết) …

 

  1. – (1) “Bhante, I was carousing in the Naga Grove when I first saw the Blessed One in the distance. As soon as I saw him my mind acquired confidence in him and my drunkenness vanished. This is the first astounding and amazing quality found in me. (2) “With a confident mind, I attended on the Blessed One.

The Blessed One then gave me a progressive discourse … [as in 8:21] … Right there I went for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and undertook the training rules with celibacy as the fifth. This is the second astounding and amazing quality found in me. (3) “I had four young wives. I then went to them … [as in 8:21] … But even while giving away my young wife, I don’t recall that any alteration took place in my mind. This is the third astounding and amazing quality found in me. (4) “My family is wealthy but the wealth is shared unreservedly with virtuous people of good character. This is the fourth astounding and amazing quality found in me.

  1. – Thưa Tôn giả, khi tôi còn vui chơi ở rừng Nàga, lần đầu tiên, tôi thấy Thế Tôn từ đằng xa. Chỉ thấy Thế Tôn thôi, thưa Tôn giả, tâm tôi được tịnh tín, và say rượu được đoạn tận. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ nhất, được có ở nơi tôi. Rồi thưa Tôn giả, với tâm tịnh tín ấy, tôi hầu hạ Thế Tôn. Rồi Thế Tôn thuyết pháp thuận thứ cho tôi như thuyết pháp về bố thí, thuyết về giới, thuyết về cõi trời, nói lên sự nguy hại, sự hạ liệt, nhiễm ô của các dục và sự lợi ích của viễn ly.

6 – 8. (Pháp vi diệu thứ hai, thứ ba, thứ tư giống như kinh 21.6-8 với những thay đổi cần thiết) … chưa từng có thứ tư, được có ở nơi tôi.

 

  1. (5) “Whenever I attend on a bhikkhu, I attend on him respectfully, not without respect. If that venerable one teaches me the Dhamma, I listen to it respectfully, not without respect. If he doesn’t teach me the Dhamma, then I teach him the Dhamma. This is the fifth astounding and amazing quality found in me.
  2. Khi tôi hầu hạ một Tỷ-kheo, tôi hầu hạ rất cẩn thận, không phải không cẩn thận. Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả ấy thuyết pháp cho tôi, tôi nghe hết sức cẩn thận, không phải không cẩn thận. Nếu Tôn giả ấy không thuyết pháp cho tôi, thời tôi thuyết pháp cho vị ấy. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ năm, được có ở tôi.

 

  1. (6) “It isn’t unusual that when the Sangha has been invited by me [for a meal], deities come and report to me: ‘That bhikkhu, householder, is liberated in both respects. That one is liberated by wisdom. That one is a body witness. That one is attained to view. That one is liberated by faith. That one is a Dhamma follower. That one is a faith follower. That one is virtuous, of good

character. That one is immoral, of bad character.’ Still, when I am serving the Sangha, I do not recall thinking: ‘Let me give this one little, let me give that one a lot.’ Rather, I give with an equal mind. This is the sixth astounding and amazing quality found in me.

  1. Thật không phải là vi diệu, thưa Tôn giả, khi tôi mời chúng Tăng, chư Thiên đến và bảo tôi: “Này gia chủ, Tỷ-kheo này là vị câu phần giải thoát; Tỷ-kheo này là vị Tuệ giải thoát; Tỷ-kheo này là vị Thân chứng; Tỷ-kheo này là vị Kiến chí; Tỷ-kheo này là vị Tín giải thoát; Tỷ-kheo này là vị Tùy pháp hành; Tỷ-kheo này là vị Tùy tín hành; vị này giữ giới, theo thiện pháp; vị này phá giới, theo ác pháp “. Nhưng khi tôi cúng dường chúng Tăng, tôi không cảm thấy có tâm như vậy khởi lên: “Vị này tôi cúng ít” hay “Vị này tôi cúng nhiều”. Nhưng thưa Tôn giả, tôi cúng với tâm bình đẳng. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ sáu, được có ở tôi.

 

  1. (7) “It isn’t unusual for deities to come and report to me: “Householder, the Dhamma is well expounded by the Blessed One.’ I then say to those deities: ‘Whether you deities say so or not, the Dhamma is well expounded by the Blessed One.’ Still, I do not recall any mental exultation arising because deities come to me or because I converse with deities. This is the seventh astounding and amazing quality found in me.
  2. Thật không phải là vi diệu, thưa Tôn giả, chư Thiên sau khi đến, bảo tôi: “Này gia chủ, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng!”. Khi được nói vậy, thưa Tôn giả, tôi nói với chư Thiên ấy như sau: “Dầu cho chư Thiên các người có nói như vậy hay không nói như vậy, pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng “. Thưa Tôn giả, tuy vậy tâm tôi không có tự hào về nhân duyên ấy, nghĩa là: “Chư Thiên đến với ta, ta cùng nói chuyện với chư Thiên”. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu, chưa từng có thứ bảy, được có ở nơi tôi.

 

  1. (8) “If I were to pass away before the Blessed One, it wouldn’t be surprising if the Blessed One would declare of me: ‘There is no fetter bound by which the householder Ugga of Hatthigama might return to this world.’ This is the eighth astounding and amazing quality found in me.
  2. Thưa Tôn giả, nếu tôi mệnh chung trước Thế Tôn, đây không có gì là vi diệu, nếu Thế Tôn nói về tôi như sau: “Không có một kiết sử nào, do kiết sử ấy, gia chủ Ugga người làng Hatthigàma có thể trở lui lại đời này”. Thưa Tôn giả, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tám được có ở nơi tôi.

Thưa Tôn giả, tám pháp vi diệu chưa từng có này có mặt. Và tôi không biết Thế Tôn đã nói tôi thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có nào.

 

  1. “These, Bhante, are eight astounding and amazing qualities found in me. But I don’t know what eight astounding and amazing qualities the Blessed One declared that I possess.” Then that bhikkhu, having received almsfood at the residence of the householder Ugga of Hatthigama, rose from his seat and

departed. After his meal, on returning from his alms round, he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported to him the entire conversation he had had with the householder Ugga of Hatthigama.

  1. [The Blessed One said:] “Good, good, bhikkhu! I had declared that the householder Ugga of Hatthigama possesses these same eight astounding and amazing qualities that he rightly explained to you. You should remember the householder Ugga of Hatthigama as one who possesses these eight astounding and amazing qualities.”
  2. Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi nhận đồ ăn khất thực tại trú xứ của gia chủ Ugga, người làng Hatthigàma, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi ăn xong, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy đem tất cả câu chuyện nói với gia chủ Ugga người Hatthigàma thuật lại với Thế Tôn.
  3. – Lành thay, lành thay! này Tỷ-kheo, gia chủ Ugga người Hatthigàma nếu có trả lời một cách chơn chánh, có thể trả lời như vậy. Này Tỷ-kheo, gia chủ Ugga người Hatthigàma thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này. Như Ta đã nói, này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng gia chủ Ugga, người Hatthigàma, được thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này.

 

23 (3) Hatthaka (1) – [(III) (23) Hatthaka, Người Alavì (1)]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Alavi at the Aggalava Shrine. There the Blessed One addressed the bhikkhus …
  2. “Bhikkhus, you should remember Hatthaka of Alavi as one who possesses seven astounding and amazing qualities. What seven?
  3. (1) Hatthaka of Alavi is endowed with faith. (2) He is virtuous, and (3) has a sense of moral shame and (4) moral dread. (5) He is learned, (6) generous, and (7) wise. You should remember Hatthaka of Alavi as one who possesses these seven astounding and amazing qualities.”

This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One rose from his seat and entered his dwelling.

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Alavì, tại điện Phật Aggàlava. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
  2. – Này các Tỷ-kheo, Hatthaka, người xứ Alavì thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có. Hãy thọ trì như vậy. Thế nào là bảy?
  3. Có lòng tin, này các Tỷ kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có giới, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có bố thí, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì.

Thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có này, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì. Hãy thọ trì như vậy. Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, bậc Thiên Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tịnh xá.

 

  1. Then, in the morning, a certain bhikkhu dressed, took his bowl and robe, and went to the residence of Hatthaka of Alavi. When he arrived, he sat down on the seat that was prepared for him. Then Hatthaka of Alavi approached the bhikkhu, paid homage to him, and sat down to one side.

The bhikkhu then said to him:

– “Friend, the Blessed One declared that you possess seven astounding and amazing qualities. What seven? “Bhikkhus, Hatthaka of Alavi is endowed with faith. He is virtuous and has a sense of moral shame and moral dread. He is learned, generous, and wise.’ The Blessed One declared that you possess

these seven astounding and amazing qualities.”

– ” I hope, Bhante, that no white-robed layman was present?”

– “No, friend. No white-robed layman was present.”

– “That’s good, Bhante.”

  1. Rồi một Tỷ-kheo đắp y vào buổi sáng, cầm bát y, đi đến trú xá của gia chủ Hatthaka người Alavì; sau khi đến, liền ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ Hatthaka người Alavì, đi đến Tỷ-kheo ấy, sau khi đến, đảnh lễ Tỷ-kheo ấy rồi ngồi xuống một bên. Tỷ-kheo ấy nói với Hatthaka, người xứ Alavì, đang ngồi xuống một bên:

– Thưa Hiền giả, Thế Tôn đã nói Hiền giả thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có. Thế nào là bảy? “Có lòng tin, này các Tỷ-kheo là Hatthaka, người xứ Alavì … có giữ giới … có lòng xấu hổ … có lòng sợ hãi … nghe nhiều … có bố thí … có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka, người xứ Alavì “. Thưa Hiền giả, Hiền giả thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có này như Thế Tôn đã nói.

– Thưa Tôn giả, ở đây không có người gia chủ bận áo trắng?

– Thưa Hiền giả, ở đây không có người gia chủ bận áo trắng.

– Lành thay, ở đây không có người gia chủ bận áo trắng.

 

  1. Then that bhikkhu, having received almsfood at the residence of Hatthaka of Alavi, rose from his seat and departed. After his meal, on returning from his alms round, he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, [and reported to him all that had happened].
  2. [The Blessed One said:] “Good, good, bhikkhu! That clansman has few desires, since he does not want his inner wholesome qualities to be known by others. Therefore, bhikkhu, you should remember Hatthaka of Alavi as one who possesses this eighth astounding and amazing quality, that is, (8) fewness of

desires.”

  1. Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi nhận đồ ăn khất thực tại trú xứ của Hatthaka, người xứ Alavì, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tỷ-kheo ấy, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

– Ở đây, bạch Thế Tôn, con vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của Hatthaka, người Alavì; sau khi đến, con ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, bạch Thế Tôn, rồi con nói với Hatthaka, người xứ Alavì đang ngồi một bên: – “- Thưa Hiền giả, Thế Tôn đã nói Hiền giả thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có này. Thế nào là bảy? “Có lòng tin, này các Tỷ-kheo là Hatthaka, người xứ Alavì … có giữ giới … có lòng xấu hổ … có lòng sợ hãi … nghe nhiều … có bố thí … có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka, người xứ Alavì “. Hiền giả thành tựu bảy pháp này, thưa Hiền giả, như Thế Tôn đã nói! “. Khi nghe nói như vậy, bạch Thế Tôn, Hatthaka người xứ Alavì nói với con:

– “Thưa Tôn giả, ở đây không có người gia chủ bận áo trắng? “

– Thưa Hiền giả, ở đây không có người gia chủ bận áo trắng.

– Lành thay, ở đây không có người gia chủ bận áo trắng.

  1. – Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Này Tỷ-kheo, thiện nam tử này là ít dục. Vị ấy không muốn các thiện pháp của mình được người khác biết đến. Do vậy, này Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng, Hatthaka người xứ Alavì, có thành tựu bảy pháp vi diệu chưa từng có này, tức là ít dục.

 

24 (4) Hatthaka (2) – [(IV) (24) Hatthaka, Người Xứ ALavì (2)]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Alavi at the Aggalava Shrine. Then Hatthaka of Alavi, accompanied by five hundred lay followers, approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side.

The Blessed One then said to him:

  1. “Your retinue is large, Hatthaka. How do you sustain this large retinue?”

– “I do so, Bhante, by the four means of sustaining a favorable relationship taught by the Blessed One. When I know: ‘This one is to be sustained by a gift,’ I sustain him by a gift. When I know: ‘This one is to be sustained by endearing speech,’ I sustain him by endearing speech. When I know: “This one is to be

sustained by beneficent conduct,’ I sustain him by beneficent conduct. When I know: ‘This one is to be sustained by impartiality,’ I sustain him by impartiality. There is wealth in my family, Bhante. They don’t think they should listen to me as if I were poor.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Alavì, tại điện Phật Aggàlava. Rồi Hatthaka, người xứ Alavì cùng với năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Hatthaka, người xứ Alavì, đang ngồi xuống một bên:
  2. – Này Hatthaka, hội chúng này thật lớn. Làm sao, này Hatthaka, Ông thâu nhiếp được hội chúng này?

– Bạch Thế Tôn, có bốn nhiếp pháp này được Thế Tôn thuyết giảng. Con thâu nhiếp hội chúng này với những nhiếp pháp ấy. Bạch Thế Tôn, khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ bố thí”, thời con thâu nhiếp người ấy với bố thí. Khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ ái ngữ”, thời con thâu nhiếp người ấy với ái ngữ. Khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ lợi hành”, thời con thâu nhiếp người ấy với lợi hành. Khi con biết rằng: “Người này cần phải thâu nhiếp nhờ đồng sự”, thời con thâu nhiếp người ấy với đồng sự. Vả lại, bạch Thế Tôn, trong gia đình con có tài sản, họ nghĩ rằng như vậy không thể được nghe như là một người bần cùng.

 

  1. “Good, good, Hatthaka! This is the method by which you can sustain a large retinue. For all those in the past who sustained a large retinue did so by these same four means of sustaining a favorable relationship. All those in the future who will sustain a large retinue will do so by these same four means of sustaining a favorable relationship. And all those at present who sustain a large retinue do so by these same four means of sustaining a favorable relationship.”
  2. Then, after the Blessed One had instructed, encouraged, inspired, and gladdened Hatthaka of Alavi with a Dhamma talk, Hatthaka rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed. Then, not long after Hatthaka of Alavi had left, the Blessed One addressed the bhikkhus:
  3. “Bhikkhus, you should remember Hatthaka of Alavi as one who possesses eight astounding and amazing qualities. What eight?
  4. – Lành thay, lành thay, này Hatthaka! Ðây là nguyên lý để thâu nhiếp đại chúng! Này Hatthaka, những ai trong quá khứ đã thâu nhiếp đại chúng, tất cả đều thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. Này Hatthaka, những ai trong tương lai sẽ thâu nhiếp đại chúng, tất cả sẽ thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này. Này Hatthaka, những ai trong hiện tại thâu nhiếp đại chúng, tất cả họ đều thâu nhiếp đại chúng với bốn nhiếp pháp này.
  5. Rồi Hatthaka, người xứ Alavì, được Thế Tôn với pháp thoại, giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi ra đi. Thế Tôn, sau khi Hatthaka, người xứ Alavì ra đi không bao lâu, bèn gọi các Tỷ-kheo:
  6. – Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng Hatthaka, người xứ Alavì thành tựu được tám pháp vi diệu chưa từng có này. Thế nào là tám pháp?

 

  1. (1) He is endowed with faith. (2) He is virtuous, and (3) has a sense of moral shame and (4) moral dread. (5) He is learned, (6) generous, and (7) wise. (8)

He has few desires.

You should remember Hatthaka of Alavi as one who possesses these eight astounding and amazing qualities.”

  1. Có lòng tin, này các Tỷ kheo, là Hatthaka người xứ Alavì, có giữ giới; này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng xấu hổ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có lòng sợ hãi, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; nghe nhiều, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có bố thí, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì; ít dục, này các Tỷ-kheo, là Hatthaka người xứ Alavì!

Này các Tỷ-kheo, hãy thọ trì rằng Hatthaka, người xứ Alavì thành tựu tám pháp vi diệu chưa từng có này.

 

25 (5) Mahanama – [(V) (25) Thích Tử Mahanama]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Kapilavatthu in the Banyan Tree Park. Then Mahanama the Sakyan approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “In what way, Bhante, is one a lay follower?”

– “When, Mahanama, one has gone for refuge to the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, in that way one is a lay follower.’

  1. “In what way, Bhante, is a lay follower virtuous?”

– “When, Mahanama, a lay follower abstains from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, and from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, in that way a lay follower is virtuous.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha. Rồi Thích tử Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Thích tử Mahànàma bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?

– Này Mahànàma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahànàma, là người nam cư sĩ.

  1. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ giữ giới?

– Này, Mahànàma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ giữ giới.

 

  1. “In what way, Bhante, is a lay follower practicing for his own welfare but not for the welfare of others?”

– (1) “When, Mahanama, a lay follower is himself accomplished in faith but does not encourage others to accomplish faith; (2) when he is himself accomplished in virtuous behavior but does not encourage others to accomplish virtuous

behavior; (3) when he is himself accomplished in generosity but does not encourage others to accomplish generosity; (4) when he himself wants to see bhikkhus but does not encourage others to see bhikkhus; (5) when he himself wants to hear the good Dhamma but does not encourage others to hear the

good Dhamma; (6) when he himself retains in mind the teachings he has heard but does not encourage others to retain the teachings in mind; (7) when he himself examines the meaning of the teachings that have been retained in mind but does not encourage others to examine their meaning; (8) when he himself

has understood the meaning and the Dhamma and practices in accordance with the Dhamma, but does not encourage others to do so: it is in this way, Mahanama, that a lay follower, is practicing for his own welfare but not for the welfare of others.

  1. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?

– Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỷ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.

 

  1. “In what way, Bhante, is a lay follower practicing for his own welfare and for the welfare of others?”

(1) “When, Mahanama, a lay follower is himself accomplished in faith and also encourages others to accomplish faith; (2) when he is himself accomplished in virtuous behavior and also encourages others to accomplish virtuous behavior; (3) when he is himself accomplished in generosity and also encourages others

to accomplish generosity; (4) when he himself wants to see bhikkhus and also encourages others to see bhikkhus; (5) when he himself wants, to hear the good Dhamma and also encourages others to hear the good Dhamma; (6) when he himself retains in mind the teachings he has heard and also encourages others

to retain the teachings in mind; (7) when he himself examines the meaning of the teachings that have been retained in mind and also encourages others to examine their meaning; (8) when he himself understands the meaning and the Dhamma and then practices in accordance with the Dhamma, and also

encourages others to practice in accordance with the Dhamma: it is in this way, Mahanama, that a lay follower is practicing for his own welfare and also for the welfare of others.”

  1. – Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là nam cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?

– Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỷ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha.

 

26 (6) Jivaka – [(VI) (26) Jìvaka Komàrabhacca]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rajagaha in Jlvaka’s mango grove. Then Jivaka Komarabhacca approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:

– “In what w ay, Bhante, is one a lay follower?”

[The rest as in 8:25]

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương xá), tại rừng xoài Jìvaka. Rồi Jìvaka Komàrabhacca đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Jìvaka Komàrabhacca bạch Thế Tôn:

– Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?

– … (giống như kinh trước 25, chỉ khác là Thích tử Mahànàma, nay là Jìvaka Komàrabhacca).

 

27 (7) Powers (1) – [(VII) (27) Sức Mạnh (1)]

 

  1. “Bhikkhus, there are these eight powers. What eight?
  2. (1) The power of children is weeping; (2) the power of women is anger; (3) the power of thieves is a weapon; (4) the power of kings is sovereignty; (5) the power of fools is to complain; (6) the power of the wise is to deliberate; (7) the power of the learned is reflection; (8) the power of ascetics and brahmins is patience.

These are the eight powers.”

1.- Này các Tỷ-kheo, có tám sức mạnh này. Thế nào là tám?

  1. Này các Tỷ-kheo, sức mạnh của con nít là khóc; sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ; sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí; sức mạnh của các vua chúa là uy quyền; sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo; sức mạnh của bậc Hiền trí là cảm hóa; sức mạnh của vị nghe nhiều là thẩm sát; sức mạnh của Sa-môn, Bà-la-môn là nhẫn nhục.

Này các Tỷ-kheo, đây là tám sức mạnh.

 

 

28 (8) Powers (2) – [(VIII) (28) Sức Mạnh (2)]

 

  1. Then the Venerable Sariputta approached the Blessed One … The Blessed One then said to him: “Sariputta, when a bhikkhu’s taints have been destroyed,

how many powers does he possess by reason of which he can claim: ‘My taints have been destroyed’?”

  1. “Bhante, when a bhikkhu’s taints have been destroyed, he possesses eight powers by reason of which he can claim: ‘My taints have been destroyed.’ What eight?
  2. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

– Này Sàriputta, có bao nhiêu sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc? Thành tựu với những sức mạnh gì, Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận “?

  1. – Bạch Thế Tôn, có tám sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Thành tựu với những sức mạnh gì, Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”. Thế nào là tám?

 

  1. (1) “Here, Bhante, a bhikkhu with taints destroyed has clearly seen all conditioned phenomena as they really are with correct wisdom as impermanent. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed on the basis of which he can claim: ‘My taints have been destroyed.’
  2. Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng tất cả các hành là vô thường. Vì rằng, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng tất cả các hành là vô thường. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”.

 

  1. (2) “Again, a bhikkhu with taints destroyed has clearly seen sensual pleasures as they really are with correct wisdom as similar to a charcoal pit. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed …
  2. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng các dục ví như hố than hừng. Vì rằng, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng các dục ví như hố than hừng. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”.

 

  1. (3) “Again, the mind of a bhikkhu with taints destroyed slants, slopes, and inclines to seclusion; it is withdrawn, delighting in renunciation, and is entirely finished with all things that are a basis for the taints. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed …
  2. (4) “Again, a bhikkhu with taints destroyed has developed and well developed the four establishments of mindfulness. Since that is so, this is a power of a bhikkhu with taints destroyed …
  3. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, với tâm thuận xuôi về viễn ly, hướng về viễn ly, thiên về viễn ly, trú ở viễn ly, hoan hỷ về xuất ly, đoạn tận hoàn toàn tất cả pháp có thể làm trú xứ cho lậu hoặc. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”.
  4. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, Bốn niệm xứ được tu tập, được khéo tu tập. Bạch Thế Tôn, vì rằng Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, Bốn niệm xứ được tu tập, được khéo tu tập. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của vị Tỷ-kheo … “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”.

 

  1. (5) – (8) “Again, a bhikkhu with taints destroyedhas developed and well developed the four bases for psychic potency … the five spiritual faculties … the seven factors of enlightenment … the noble eightfold path. This is a power of a bhikkhu with taints destroyed on the basis of whichihe can claim: ‘My taints have been destroyed.’

“Bhante, when a bhikkhu’s taints have been destroyed, he possesses these eight powers on the basis of which he can claim: ‘My taints have been destroyed.'”

  1. Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, Bốn như ý túc được tu tập, được khéo tu tập… Năm căn được tu tập, được khéo tu tập … Năm lực được tu tập, được khéo tu tập … Bảy giác chi được tu tập, được khéo tu tập …Thánh đạo tám ngành được tu tập, được khéo tu tập … Ðây là sức mạnh của vị Tỷ-kheo … “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”.

Bạch Thế Tôn, đây là tám sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, thành tựu với tám sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: “Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận”.

 

29 (9) Inopportune Moments – [(IX) (29) Không Phải Thời]

 

  1. “Bhikkhus, the uninstructed worldling says: ‘The world has gained the opportunity! The world has gained the opportunity!’ but he does not know what is an opportunity and what is not an opportunity. There are, bhikkhus, these eight inopportune moments that are not right occasions for living the

spiritual life. What eight?

  1. – “Làm việc đúng thời là thế giới, làm việc đúng thời là thế giới “, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu nói như vậy, nhưng vị ấy không biết đúng thời và phi thời. Này các Tỷ-kheo, có tám phi thời, phi thời tiết cho đời sống Phạm hạnh. Thế nào là tám?

 

  1. (1) “Here, a Tathagata has arisen in the world, an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, an Enlightened One, a Blessed One, and the Dhamma leading to peace,

nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. But a person has been reborn in hell. This is the first inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life.

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Và pháp được giảng đưa đến an tịnh, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ, được bậc Thiện Thệ tuyên bố. Và người này lại bị sanh vào địa ngục. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời, phi thời tiết thứ nhất cho đời sống Phạm hạnh.

 

  1. (2) “Again, a Tathagata has arisen in the world … and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. But a person has been reborn in the animal realm. This is the second inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life. (3) “Again, a Tathagata has arisen in the world … and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. But a person has been reborn in the sphere of afflicted spirits. This is the third

inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life. (4) “Again, a Tathaga ta has arisen in the world … and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. But a person has been reborn in a certain order of long-lived devas. This is the

fourth inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life. (5) “Again, a Tathagata has arisen in the world … and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. But a person has been reborn in the outlying provinces among the uncouth foreigners, [a place] to which bhikkhus, bhikkhunls, male lay followers, and female lay followers do not travel. This is the fifth inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life. (6) “Again, a Tathagata has arisen in the world … and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. A person has been

reborn in the central provinces, but he holds wrong view and has a distorted perspective: ‘There is nothing given, nothing sacrificed, nothing offered; there is no fruit or result of good and bad actions; there is no this world, no other world; there is no mother, no father; there are no beings spontaneously reborn; there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ Tills is the sixth inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life. (7) “Again, a Tathagata has arisen in the world … and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. A person has been

reborn in the central provinces, but he is unwise, stupid, obtuse, unabie to understand the meaning of what has been well stated and badly stated. This is the seventh inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life. (8) “Again, a Tathagata has not arisen in the world … and the

Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is not taught as proclaimed by a Fortunate One. But a person has been reborn in the central provinces, and he is wise, intelligent, astute, able to understand the meaning of what has been well stated and badly stated. This is the eighth inopportune moment that is not the right occasion for living the spiritual life.

  1. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác … Phật, Thế Tôn và pháp được giảng đưa đến an tịnh, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ, được bậc Thiện Thệ tuyên bố. Và người này lại bị sanh vào loại bàng sanh … người này lại bị sanh vào cõi ngạ quỷ … người này lại bị sanh vào giữa chư Thiên giới có thọ mạng lâu dài … người này lại bị sanh vào các biên địa, giữa những kẻ vô trí mọi rợ, tại đây, không có hướng đi cho các Tỷ-kheo, cho các Tỷ-kheo -Ni, cho nam cư sĩ, nữ cư sĩ … và người này được sanh vào chánh địa, nhưng lại có tà kiến, có tri kiến đảo ngược: “Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những Sa-môn, những Bà-la-môn chánh hướng chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ  và truyền dạy lại đời này, đời khác …” và người này được sanh vào đây chánh địa, nhưng người ấy lại ác tuệ, si mê, câm điếc, không có thể hiểu rõ ý nghĩa của một lời nói khéo, nói hay, nói dở. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời, phi thời tiết thứ tám cho đời sống Phạm hạnh.

 

  1. “These are the eight inopportune moments that are not the right occasions for living the spiritual life.
  2. “There is, bhikkhus, one unique opportune moment that is the right occasion for living the spiritual life. What is it?
  3. Này các Tỷ-kheo, có tám phi thời, phi thời tiết này cho đời sống Phạm hạnh.
  4. Này các Tỷ-kheo, chỉ có một chánh thời, một chánh thời tiết này cho đời sống Phạm hạnh. Thế nào là một?

 

Here, a Tathagata has arisen in the world, an arahant, perfectly enlightened,

accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, an Enlightened One, a Blessed One, and the Dhamma leading to peace, nibbana, and enlightenment is taught as proclaimed by a Fortunate One. And a person has been reborn in the central provinces, and he is wise, intelligent, astute, able to understand the meaning of what has been well stated and badly stated. This, bhikkhus, is the one unique opportune moment that is the right occasion for living the spiritual life.”

 

Having obtained the human state

when the good Dhamma has been well proclaimed,

those who do not seize the moment

have let the right moment slip by.

 

For many inopportune times are spoken of,

occasions obstructive to the path;

for it is only sometimes, on occasion,

that Tathagatas arise in the world.

 

If one has directly encountered them,

[fortune] rarely gained in the world,

if one has obtained the human state,

and the good Dhamma is being taught,

for a person desiring his own good,

this is incentive enough to strive. [228]

 

How can one understand the good Dhamma,

so that the moment won’t slip by?

For those who miss the moment grieve

when they are reborn in hell.

 

One here who has failed to obtain

the fixed course of the good Dhamma,1690

will come to regret it for a long time

like a merchant who has missed a profit.

 

A person hindered by ignorance

who has failed in the good Dhamma

will long experience be wandering on

in [the round of] birth and death.

 

But those who gain the human state

when the good Dhamma is well proclaimed,

have accomplished the Teacher’s word,

or will do so, or are doing so now.

 

Those who have practiced the path,

proclaimed by the Tathagata,

have penetrated the right moment in the world

the unsurpassed spiritual life.

 

You should dwell without leakages,

guarded, ever-mindful in the restraints

taught by the One with Vision,

the Kinsman of the Sun.

 

Having cut off all underlying tendencies

that follow one drifting in Mara’s domain,

those who attain the destruction of the taints,

though in the world, have gone beyond.

Ai được sanh làm người
Khi diệu pháp được giảng
Lại không nắm được thời
Họ vượt qua khỏi thời
Nhiều phi thời được nói
Làm chướng ngại con người
Chỉ năm khi mười họa
Như Lai hiện ở đời
Ðược giáp mặt với Ngài
Rất khó được ở đời
Ðược sanh ra làm người
Và diệu pháp được giảng
Vừa đủ để tinh tấn
Với ai muốn lợi ích
Sao biết rõ diệu pháp
Lại để thời vượt qua!
Kẻ để thời gian qua
Sầu muộn tại địa ngục
Ở đây ai bỏ rơi
Quyết định tánh diệu pháp
Như kẻ buôn mất của
Sẽ sầu não lâu ngày
Người vô minh bao phủ
Vi phạm đến diệu pháp
Phải chịu đựng lâu ngày
Lưu chuyển trong sanh tử
Ai được sanh làm người
Trong thời pháp khéo giảng
Quá khứ, hiện, vị lai
Làm theo lời Ðạo sư
Nắm được thời ở đời
Cho vô thượng Phạm hạnh
Ai đã bước con đường
Do Như Lai thuyết giảng
Những ai sống chế ngự
Do bậc pháp nhãn dạy
Như đã được thuyết giảng
Bậc bà con mặt trời
Hãy sống thường chánh niệm
Hộ trì không tham dục
Chặt đứt mọi tùy miên
Không chạy theo ma giới
Các vị ấy ở đời
Ðến được bờ bên kia
Và họ cũng đạt được
Các lậu hoặc đoạn tận.

 

30 (10) Anuruddha – [(X) (30) Tôn Giả Anuruddha]

 

  1. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Bhaggas in Sumsumaragira in the deer park at Bhesakala Grove. Now on that occasion the Venerable Anuruddha dwelled among the Cetis in the eastern bamboo park. While the Venerable Anuruddha was alone in seclusion, a course of thought

arose in his mind thus: (1) “This Dhamma is for one with few desires, not for one with strong desires. (2) This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent. (3) This Dhamma is for one who resorts to solitude, not for one who delights in company. (4) This Dhamma is for one who is energetic, not for one who is lazy. (5) This Dhamma is for one with mindfulness established,

not for one who is muddle-minded. (6) This Dhamma is for one who is concentrated, not for one who is unconcentrated. (7) This Dhamma is for one who is wise, not for one who is unwise.”

  1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà) sống giữa dân chúng Celì, tại Pàcìnavamsadàya, Rồi Tôn giả Anuruddha, trong khi sống độc cư … Thiền tịnh, tâm tư khởi lên như sau: “Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục; Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ; Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng; Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác; Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm; Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định; Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ”.

 

  1. The Blessed One knew with his own mind the course of thought in the Venerable Anuruddha’s mind. Then, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared from among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the deer park at Bhesakala Grove,

and reappeared before the Venerable Anuruddha among the Cetis in the eastern bamboo park. The Blessed One sat down on the seat prepared for him. The Venerable Anuruddha then paid homage to him and sat down to one side, and the Blessed One said to him:

  1. Rồi Thế Tôn với tâm của mình rõ biết tâm tư của Tôn giả Anuruddha, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại; hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thế Tôn biến mất ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, vườn Lộc Uyển, và hiện ra giữa dân chúng Celì, tại Pàcìnavamsadàya, trước mặt Tôn giả Anuruddha. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Anuruddha đang ngồi một bên:

 

  1. “Good, good, Anuruddha! It is good that you have reflected on these thoughts of a great person, namely: ‘This Dhamma is for one with few desires, not for one with strong desires … This Dhamma is for one who is wise, not for

one who is unwise.’

Therefore, Anuruddha, also reflect on this eighth thought of a great person: (8) ‘This Dhamma is for one who delights in non-proliferation, who takes delight in non-proliferation, not for one who delights in proliferation, who takes delight in proliferation.’

  1. – Lành thay, lành thay, này Anuruddha! Lành thay, này Anuruddha, Thầy đã suy nghĩ đến bảy niệm của bậc Ðại nhân: ” Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục; Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ; Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng; Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác; Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm; Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định; Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ”.

Do vậy, này Anuruddha, hãy suy nghĩ đến niệm thứ tám này của bậc Ðại nhân: “Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận “.

 

  1. “When, Anuruddha, you reflect on these eight thoughts of a great person, then, as much as you wish, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, you will enter and dwell in the first jhana, which consists of rapture and pleasure born of seclusion, accompanied by thought and examination.
  2. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, Thầy sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.

 

  1. “When you reflect on these eight thoughts of a great person, then, as much as you wish, with the subsiding of thought and examination, you will enter and dwell in the second jhana, which has internal placidity and unification of mind and consists of rapture and pleasure born of concentration, without thought and examination.
  2. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, diệt tầm diệt tứ, Thầy sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

 

  1. “When you reflect on these eight thoughts of a great person, then, as much as you wish, with the fading away as well of rapture, you will dwell equanimous and, mindful and clearly comprehending, experience pleasure with the body; you will enter and dwell in the third jhana of which the noble ones declare:

‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’

  1. Khi nào, này Anuruddha, khi nào Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, Thầy sẽ ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là “xả niệm lạc trú”, chứng và an trú Thiền thứ ba.

 

  1. “When you reflect on these eight thoughts of a great person, then, as much as you wish, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and sadness, you will enter and dwell in the fourth jhana, neither painful nor pleasant, which has purification of mindfulness by equanimity.
  2. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, Thầy sẽ xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

 

  1. “When, Anuruddha, you reflect upon these eight thoughts of a great person and gain at will, without trouble or difficulty, these four jhanas that constitute the higher mind and are pleasant dwellings in this very life, then, while you dwell contentedly, your rag-robe will seem to you as a chest full of variously

colored garments seem to a householder or a householder’s son; and it will serve for your delight, relief, and ease, and for entering upon nibbana.

  1. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, tấm y lượm từ đống rác lên của Thầy sẽ giống như tủ áo đầy những vải có nhiều màu sắc của người gia chủ hay con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

 

  1. “When you reflect upon these eight thoughts of a great person and gain at will … these four jhanas … then, while you dwell contentedly, your scraps of almsfood will seem to you as a dish of rice cleaned of black grains and served with many gravies and curries seems to a householder or a householder’s

son; and they will serve for your delight, relief, and ease, and for entering upon nibbana.

  1. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, thời nếu Thầy muốn, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, các món ăn từng miếng Thầy khất thực được sẽ giống như món cơm bằng gạo trắng, các hạt đen đã được lượm sạch, với nhiều loại súp, với nhiều loại đồ ăn của người gia chủ, hay của con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

 

  1. “When you reflect upon these eight thoughts of a great person and gain at will … these four jhanas … then, while you dwell contentedly, your dwelling place at the foot of a tree will seem to you as a house with a peaked roof, plastered inside and out, draft-free, with bolts fastened and shutters closed, seems to a householder or a householder’s son; and it will serve for your

delight, relief, and ease, and for entering upon nibbana.

  1. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, chỗ nằm dưới gốc cây thầy sẽ giống như nhà có nóc nhọn, có trét hồ trong ngoài, cửa được cài then, cửa sổ được đóng lại ngăn chặn gió của người gia chủ, hay của con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

 

  1. “When you reflect upon: those eight thoughts of a great person

and gain at will … these four jhanas … then, while you dwell contentedly, your bed and seat made of straw will seem, to you as a couch spread with rugs, blankets, and covers, with an excellent covering of antelope hide, with a canopy above and red bolsters at both ends, seems to a householder or a householder’s

son; and it will serve for your delight, relief, and ease, and for entering upon nibbana.

  1. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, giường nằm và chỗ ngồi trải với đệm cỏ của Thầy sẽ giống như ghế dài, nệm trải giường nằm bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu bông, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm thảm với đầu che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ của các người gia chủ, hay của con người gia chủ, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

 

  1. “When you reflect upon these eight thoughts of a great person and gain at will … these four jhanas … then, while you dwell contentedly, your medicine of fermented cow’s urine will seem to you as various medicaments of ghee, butter, oil, honey, and molasses seem to a householder or a householder’s son; and

it will serve for your delight, relief, and ease, and for entering upon nibbana.

  1. Khi nào, này Anuruddha, Thầy sẽ suy nghĩ đến tám tư niệm này của bậc Ðại nhân, khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, dược phẩm nước tiểu hôi của Thầy sẽ giống như các loại dược phẩm của các người gia chủ, hay của con người gia chủ, như thục tô, sanh tô, dầu, mật, đường bánh, để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.

 

  1. “Therefore, Anuruddha, you should also spend the next rains residence right here among the Cetis in the eastern bamboo park.”

– “Yes, Bhante,” the Venerable Anuruddha replied.

Then, having exhorted the Venerable. Anuruddha, just as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared before the Venerable Anuruddha among the Cetis in the eastern bamboo park and reappeared among the Bhaggas at Sumsumaragira, in the

deer park at Bhesakala Grove. He then sat down on the seat prepared for him and addressed the bhikkhus:

  1. Vậy này Anuruddha, nhân kỳ an cư mùa mưa sắp đến, hãy trú giữa dân chúng Cetì ở Pàcìnavamsadàya.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Anuruddha vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn sau khi khuyến giáo Tôn giả Anuruddha với lời khuyến giáo này, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất giữa dân chúng Cetì ở Pàcìnavamsadàya và hiện ra giữa dân chúng Bhagga, trên núi Sumsumàra trong rừng Bhesakalà, vườn Lộc Uyển. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, sau khi ngồi xuống, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

 

  1. “I will teach you, bhikkhus, the eight thoughts of a great person. Listen and attend closely. I will speak.”

– “Yes, Bhante/’ the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“And what, bhikkhus, are the eight thoughts of a great person?

  1. – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết tám tư niệm của bậc Ðại nhân cho các Thầy. Hãy lắng nghe và khéo tư niệm, Ta sẽ giảng:

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Này các Tỷ-kheo, thế nào là tám tư niệm của bậc Ðại nhân?

 

  1. (1) This Dhamma is for one with few desires, not for one with strong desires. (2) This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent. (3) This Dhamma is for one who resorts to solitude, not for one who delights in company. (4) This Dhamma is for one who is energetic, not for one who is

lazy. (5) This Dhamma is for one with mindfulness established, not for one who is muddle-minded. (6) This Dhamma is for one who is concentrated, not for one who is unconcentrated. (7) This Dhamma is for one who is wise, not for one who is unwise. (8) This Dhamma is for one who delights in non-proliferation, who takes delight in non-proliferation, not for one who delights in proliferation, who takes delight in proliferation:

  1. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không phải để cho người nhiều dục; Này các Tỷ kheo,Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ; Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng; Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác; Này các Tỷ kheo,Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm; Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định; Này các Tỷ kheo, Pháp này để cho người có trí tuệ, Pháp này không phải để cho người ác tuệ; Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận.

 

  1. (1) “When it was said: ‘This Dhamma is for one with few desires, not for one with strong desires,’ with reference to what was this said?
  2. Here, when a bhikkhu is one with few desires, he does not desire: ‘Let people know me to be one with few desires.’ When he is content, he does not desire: ‘Let people know me to be one who is content.’ When he resorts to solitude, he does not desire: ‘Let people know me to be one who resorts to solitude.’ When he is energetic, he does not desire: ‘Let people know me to be energetic.’ When he is mindful, he does not desire: ‘Let people know me to be mindful.’ When he is concentrated, he does not desire: ‘Let people know me to be concentrated.’ When he is wise, he ’does not desire: ‘Let people know me to be wise.’ When he delights in non-proliferation, he does not desire: ‘Let people know me to be one who delights in non-proliferation.’ When it was said: ‘This Dhamma is for one with few desires, not for one with strong desires, it is with

reference to this that this was said.

  1. Này các Tỷ-kheo, “Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không để cho người có dục lớn”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo ít dục không muốn: “Mong người ta biết tôi là ít dục”; biết đủ, không muốn: “Mong người ta biết tôi là biết đủ”; sống viễn ly, không muốn: “Mong người ta biết tôi sống viễn ly”; tinh cần tinh tấn, không muốn: “Mong người ta biết tôi sống tinh cần tinh tấn”; trú niệm, không muốn: “Mong người ta biết tôi trú niệm”; có định, không muốn: “Mong người ta biết tôi có định”; có tuệ, không muốn: “Mong người ta biết tôi là người có tuệ “; không thích hý luận, không muốn: “Mong người ta biết tôi không thích hý luận”. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không để cho người có dục lớn”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (2) “When it was said: ‘This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent, with reference to what was this said?
  2. Here, a bhikkhu is content with any kind of robes, almsfood, lodgings, and medicines and provisions for the sick. When it was said: ‘This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent,’ it is with reference to this that this was said.
  3. Này các Tỷ-kheo, “Pháp này để cho người biết đủ, Pháp này không để cho người không biết đủ”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ với bất cứ vật dụng gì như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, “Pháp này để cho người biết đủ, Pháp này không phải để cho người không biết đủ”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (3) “When it was said: ‘This Dhamma is for one who resorts to solitude, not for one who delights in company,’ with reference to what was this said?
  2. Here, w hen a bhikkhu resorts to solitude, bhikkhus, bhikkhunis, male lay followers, female lay followers, kings, royal ministers, heads of other sects, and disciples belonging to other sects approach him. In each case, with a mind that

slants, slopes, and inclines to seclusion, withdrawn, delighting in renunciation, he gives them a talk invariably concerned with dismissing them. When it was said: ‘This Dhamma is for one who resorts to solitude, not for one who delights in company,’ it is with reference to this that this was said.

20, Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người sống viễn ly, “Pháp này không phải để cho người ưa thích hội chúng”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?

  1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Với Tỷ-kheo sống viễn ly, có nhiều người đến thăm như Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần, các ngoại đạo sư, đệ tử của các ngoại đạo sư. Ở đây, Tỷ-kheo với tâm thuận về viễn ly, hướng về viễn ly, nhập vào viễn ly, trú vào viễn ly, thích thú xuất ly, nói lời hoàn toàn liên hệ đến lánh xa. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người viễn ly, “Pháp này không phải để cho người không ưa hội chúng”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (4) “When it was said: ‘This Dhamma is for one who is energetic, not for one who is lazy,’ with reference to what was this said?
  2. Here, a bhikkhu has aroused energy for abandoning unwholesome qualities and acquiring wholesome qualities; he is strong; firm in exertion, not casting off the duty of cultivating wholesome qualities. When it was said: ‘This Dhamma is for one who is energetic, not for one who is lazy,’ it is with reference to this that this was said.
  3. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, “Pháp này không phải để cho người biếng nhác”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần tinh tấn, đoạn tận các pháp bất thiện, thành tựu các Pháp thiện, nỗ lực kiên trì, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, “Pháp này không phải để cho người biếng nhác”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (5) “When it was said: ‘This Dhamma is for one with mindfulness established, not for one who is muddle-minded,’ with reference to what was this said?
  2. Here, a bhikkhu is mindful, possessing supreme mindfulness and alertness, one who remembers and recollects what was done and said long ago. When it was said: ‘This Dhamma is for one with mindfulness established, not for one who is muddle-minded,’ it is with reference to this that this was said.
  3. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người trú niệm, “Pháp này không phải để cho người thất niệm”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức nhớ tùy niệm những điều đã làm, nói đã lâu. Này các Tỷ-kheo, “Pháp này để cho người trú niệm, Pháp này không phải để cho người thất niệm”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (6) “When it was said: ‘This Dhamma is for one who is concentrated,

not for one who is unconcentrated,’ with reference to what was this said?

  1. Here, secluded from sensual pleasures … a bhikkhu enters and dwells in the fourth jharia. When it was said: ‘This Dhamma is for one who is concentrated, not for one who is unconcentrated,’ it is with reference to this that this was said.
  2. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người thiền định, “Pháp này không phải để cho người không thiền định”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp … chứng đạt và an trú Thiền thứ tư. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người thiền định, “Pháp này không phải để cho người không thiền định”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (7) “When it was said: ‘This Dhamma is for one who is wise, not for one who is unwise,’ with reference to what was this said?
  2. Here, a bhikkhu is wise; he possesses the wisdom that discerns arising and passing away, which is noble and penetrative and leads to the complete destruction of suffering. When it was said: ‘This Dhamma is for one who is wise, not for one who is unwise,’ it is with reference to this that this was said.
  3. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người có trí tuệ, “Pháp này không phải để cho người không trí tuệ”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, có trí tuệ về sanh diệt, thành tựu Thánh thể nhập (quyết trạch), đưa đến chơn chánh đoạn diệt khổ đau. Này các Tỷ-kheo, “Pháp này để cho người có trí tuệ, Pháp này không phải để cho người không trí tuệ”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. (8) “When it was said: ‘This Dhamma is for one who delights in non-proliferation, who takes delight in non-proliferation, not for one who delights in proliferation, who takes delight in proliferation,’ with reference to what was this said?
  2. Here, a bhikkhu’s mind launches out upon the cessation of proliferation,

becomes placid, settles down, and is liberated in it. When it was said: ‘This Dhamma is for one who delights in non-proliferation, who takes delight in non-proliferation, not for one who delights in proliferation, who takes delight in proliferation,’ it is with reference to this that this was said.”

  1. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, “Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận”, như vậy đã được nói đến. Do duyên gì được nói như vậy?
  2. Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đối với đoạn diệt hý luận, tâm được phấn chấn, tịnh tín, an trú, hướng đến. Này các Tỷ-kheo, Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, “Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận”, đã được nói đến như vậy. Do duyên này được nói như vậy.

 

  1. Then the Venerable Anuruddha spent the next rains residence right there among the Cetis in the eastern bamboo park. Dwelling alone, withdrawn, heedful, ardent, and resolute, in no long time the Venerable Anuruddha realized for himself with direct knowledge, in this very life, that unsurpassed consummation of the spiritual life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness, and having entered upon it, he dwelled in it. He directly knew: “Destroyed is birth, the spiritual life has been lived, what had to be done has been done, there is no more coming back to any state of being.” And the Venerable Anuruddha became one of the arahants.

On that occasion, when he had attained arahantship, the Venerable Anuruddha spoke these verses:

 

“Having understood my thoughts,

the unsurpassed teacher in the world

came to me by psychic potency

in a mind-made body.

 

“He taught me more

than my thoughts contained:

the Buddha, delighting in non-proliferation,

instructed me in non-proliferation.

 

“Having learned his Dhamma,

I delighted in his teaching.

I have gained the three true knowledges;

the Buddha’s teaching has been done.”

  1. Rồi Tôn giả Anuruddha, mùa mưa an cư đến, đến trú ở giữa dân chúng Cetì, tại Pacìnavamsadàya. Rồi Tôn giả Anuruddha sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, do mục đích gì, các Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong hiện tại, vị ấy tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng nhập và an trú. Vị ấy chứng rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui lại trạng thái này nữa” và Tôn giả Anuruddha trở thành một vị A-la-hán nữa. Rồi Tôn Giả Anuruđha chứng được A-la-hán ngay trong thời gian ấy, nói lên những bài kệ này:

Thế gian vô thượng sư
Rõ biết tư tưởng ta
Với thân do ý tạo
Thần thông đến với ta
Tùy theo ta nghĩ gì
Ngài thuyết rõ tất cả
Phật không ưa hý luận
Ngài thuyết, không hý luận
Ngộ pháp, ta hoan hỷ
Trú trong giáo pháp ngài
Ba minh đã đạt được
Giáo pháp Phật làm xong
.

 

Source:

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi08-0103.htm
  2. http://lirs.ru/lib/sutra/The_Numerical_Discourses_of_the_Buddha,Anguttara_Nikaya,Bodhi,2012.pdf
  3. https://theravada.vn/tang-chi-bo-chuong-viii-tam-phap-i-pham-tu-pham-1-3/