05. Ch 1 – VII – Thí vụ về loài Beo đực – The simile of the male Panther – Song ngữ
The Debate of King Milinda
King Milinda Vấn đạo (Milinda Panha)
English: T. W. Rhys Davids – From Pali Language.
Việt ngữ: Tỳ khưu Indacanda (Trương Đình Dũng).
Compile: Lotus group.
- ‘Venerable Nâgasena, those two qualities of the panther which you say he ought to take, which are they?’
“Thưa ngài Nāgasena, điều mà ngài nói là: ‘Hai tính chất của loài beo đực nên được hành trì,’ hai tính chất nên được hành trì ấy là các điều nào?”
- 286
‘Just, O king, as the panther, lying in ambush in wild places, behind a thicket of long grass or brushwood, or among the rocks, catches the deer; so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, resort to solitary places in the woods, at the foot of a tree, on mountain heights, in caves and grottoes, in cemeteries, in forests, under the open sky, on beds of straw, in quiet, noiseless spots, free from strong winds, and hid from the haunts of men. For the strenuous Bhikshu, O king, earnest in effort, who frequents such solitudes, will soon become master of the six forms of transcendent insight. This, O king, is the first of the qualities of the panther he ought to have. For it was said, O king, by the Elders who collected the scriptures:
“As the panther by lying in ambush catches the deer,
So the sons of the Buddha, with insight and earnestness armed,
By resorting to solitudes gain that Fruit which is best 1.”
“Tâu đại vương, giống như loài beo đực ẩn núp nương vào lùm cỏ um tùm hoặc khu rừng um tùm hoặc đồi núi um tùm rồi chộp lấy các con thú rừng. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập nên tới lui nơi vắng vẻ là cánh rừng rậm, gốc cây, sườn núi, thung lũng, hang núi, bãi tha ma, khu rừng thưa, đồng trống, đống rơm, nơi ít âm thanh, ít tiếng ồn, có bầu không gian vắng vẻ, tách biệt với dân chúng, thích hợp cho việc thiền tịnh. Tâu đại vương, bởi vì trong khi tới lui nơi vằng vẻ, vị hành giả thiết tha tu tập chẳng bao lâu sau đạt được bản thể năng lực về sáu Thắng Trí. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhất của loài beo đực nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được các vị trưởng lão kết tập Giáo Pháp nói đến:
‘Cũng giống như con beo đực ẩn núp rồi chộp lấy các con thú rừng. Y như thế ấy người con trai này của đức Phật, vị có sự tu tập đã được gắn bó, vị hành minh sát, đi vào khu rừng rồi nắm lấy quả vị tối thượng.’
- ‘And again, O king, as the panther, whatever may be the beast he has killed, will never eat it if it has fallen on the left side; just so, O king, should the strenuous Bhikshu, earnest in effort, not partake of any food that has been procured by gifts of bamboos, or palms’ leaves, or flowers, or fruits, or baths 2, or chunam, or tooth-sticks, [370] or water for washing; or by flattery, or by gaining the laity over by sugared
- 287
words (literally by pea-soup-talk), suppressing the truth and suggesting the false 1, or by petting their children 2, or by taking messages as he walks from house to house 3, or by doctoring them, or by acting as a go-between, or as a messenger on matters of business or ceremony 4, or by exchanging with them things he has received as alms, or by giving back again to them as bribes robes or food once given to him 5, or by giving them hints as to lucky sites, or lucky days, or lucky signs (on their children’s bodies at birth), or by any other of those wrong modes of obtaining a livelihood that have been condemned by the Buddha 6–no food so procured should he eat, as the panther will not eat any prey that has fallen on its left side. This is the second of the qualities of the panther he ought to have. For it was said, O king, by Sâriputta, the Elder, the Commander of the Faith:
“This food, so sweet, has been procured
Through intimation given by speech.
Were I, then, to partake thereof,
My mode of livelihood would be blamed. p. 288
Now though by hunger dire oppressed
My stomach seem to rise, to go,
Ne’er will I break my rule of life,
Not though my life I sacrifice 1.”‘
Tâu đại vương, còn có điều khác nữa, loài beo đực sau khi giết chết bất cứ con thú nào, nếu con thú rơi bị rơi xuống ở sườn bên trái thì nó không ăn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế vị hành giả thiết tha tu tập không nên thọ dụng vật thực đã được tạo ra do việc cho tre, hoặc do việc cho lá, hoặc do việc cho bông hoa, hoặc do việc cho trái cây, hoặc do việc nhường chỗ tắm, hoặc do việc cho đất sét, hoặc do việc cho bột tắm, hoặc do việc cho tăm xỉa răng, hoặc do việc cho nước súc miệng, hoặc do việc nịnh hót, hoặc do việc tâng bốc, hoặc do việc chiều chuộng, hoặc do việc chuyển tin bằng đôi chân, hoặc do công việc thầy thuốc, hoặc do công việc đầy tớ, hoặc do việc đi theo sự sai bảo, hoặc do thức ăn đổi thức ăn, hoặc do phát sanh bởi quà cáp, hoặc nhờ vào khoa địa lý, hoặc nhờ vào khoa chiêm tinh, hoặc nhờ vào khoa bói tướng, hoặc bởi bất cứ sự nuôi mạng sai trái nào khác đã bị đức Phật quở trách, tợ như con beo đực không ăn con thú rơi bị rơi xuống ở sườn bên trái. Tâu đại vương, điều này là tính chất thứ nhì của loài beo đực nên được hành trì. Tâu đại vương, điều này cũng đã được trưởng lão Sāriputta, vị Tướng Quân Chánh Pháp, nói đến:
‘Mật ong và cháo được phát sanh do việc lan truyền của sự biểu hiện bằng lời nói, nếu ăn vào thì tôi có thể bị chê trách về sự nuôi mạng của tôi.
Thậm chí, nếu nội tạng của tôi rơi ra lòng thòng ở bên ngoài, dầu cho đang từ bỏ mạng sống, tôi vẫn không làm đổ vỡ sự nuôi mạng (chân chánh).’”
Source:
Tài liệu tham khảo:
- http://www.sacred-texts.com/bud/sbe36/sbe3609.htm
- http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/45/Mil_10.htm
****END****